Phát triển AI theo dõi cảm xúc học sinh, Intel nhận về nhiều ý kiến trái chiều

2 năm trước
Cập nhật 2 năm trước
Theo Protocol, Intel đã phát triển một phần mềm với AI có thể nhận diện cảm xúc của học sinh qua đó hỗ trợ các giáo viên trong việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy.

Theo Protocol, Intel đã phát triển một phần mềm với AI tích hợp có thể nhận diện cảm xúc của học sinh thông qua khuôn mặt và ngôn ngữ hình thể, qua đó hỗ trợ các giáo viên trong việc điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình. Tuy nhiên, công nghệ này đã nhận phải nhiều phản ánh trái chiều liên quan đến vấn về AI, khoa học, đạo đức, và quyền riêng tư.

Tính năng AI này được phát triển cùng với Classroom Technologies và được tích hợp vào Zoom thông qua phần mềm “Class”. Nó được dùng để phân loại ngôn ngữ hình thể và biểu cảm trên khuôn mặt của học sinh, sinh viên khi học trực tuyến thông qua Zoom. Michael Chasen – đồng sáng lập kiêm CEO của Classroom Technologies – cho biết công ty hy vọng rằng phần mềm của họ sẽ giúp giáo viên có nhiều thông tin chi tiết hơn, từ đó tối ưu việc giảng dạy trực tuyến tốt hơn.

Phần mềm này sẽ đưa luồng video của học sinh, sinh viên vào engine AI cùng với dữ liệu về bối cảnh theo thời gian thực để giúp nó xác định xem là học sinh, sinh viên đó hiểu bài đến đâu. Sinem Aslan – nhà nghiên cứu tại Intel giúp phát triển công nghệ này – cho biết mục tiêu chính của nó là cho phép giáo viên phản ứng kịp thời trước những thay đổi của học sinh, sinh viên, từ đó cải thiện chất lượng của những buổi dạy và học cá nhân (one-on-one).

Về cơ bản, mục đích của công nghệ này là rất tốt nhưng còn nhiều nghi vấn đặt ra về độ chính xác của AI khi suy đoán trạng thái cảm xúc của học sinh chỉ thông qua video trên màn hình.

Theo Nese Alyuz Civitci – nhà nghiên cứu máy học tại Intel – cho biết mô hình của công ty được xây dựng từ kinh nghiệm dày dạn của đội ngũ các nhà tâm lý học. Họ phân tích các dữ liệu được ghi lại trong một lớp học thực tế với camera 3D. Sau đó họ sẽ phân tích video và phân loại những cảm xúc phát hiện được. Để dữ liệu được xác thực và tích hợp vào mô hình, ít nhất phải có 2 trong số 3 nhà tâm lý học đồng ý với kết quả đó.

Nhìn chung, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc ứng dụng AI trong trường hợp này, và liệu thông tin dùng để huấn luyện mô hình AI có đầy đủ hay không, cũng như là kết quả mà nó đưa ra có đáng tin cậy hay không. Nếu nó xác định đúng thì đây sẽ là một trợ thủ vô cùng đắc lực cho giáo viên, nhưng nếu nó sai thì điều này thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

Nguồn: tom’s HARDWARE

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập