article detail

Trung Quốc phóng vệ tinh nghiên cứu 6G đầu tiên trên thế giới!

3 năm trước
Cập nhật 3 năm trước
Mạng di động 6G đã bước vào giai đoạn đẩy mạnh nghiên cứu trên nhiều nước và Trung Quốc đang là một trong những quốc gia dẫn đầu trong công nghệ này.

Ngày 6 tháng 11 vừa qua, Trung Quốc đã gửi 13 vệ tinh vào quỹ đạo bao gồm cả vệ tinh thử nghiệm 6G đầu tiên trên thế giới. Qua đó, đánh dấu cột mốc mới trong việc phát triển công nghệ mạng di động 6G.

Các vệ tinh này đã được đưa vào vũ trụ bằng tên lửa phòng không Long March-6, được phóng đi từ Trung tâm Phóng vệ tinh Taiyuan. Ngoài ra, Ngoài ra, NewSat, Beihangxingsat-1 và Bayi 03 (3 vệ tinh của Argentina) cũng có mặt trong buổi thử nghiệm, đánh dấu lần đầu tiên tên lửa Trung Quốc đưa các vệ tinh nước ngoài vào không gian.

Vệ tinh thử nghiệm 6G, được đặt theo tên của Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, được phát triển bởi Chengdu Guoxing Aerospace Technology, UESTC và Beijing MinoSpace Technology. Nó sẽ được sử dụng để xác minh hiệu suất của công nghệ 6G trong không gian vì dải tần 6G sẽ mở rộng sang tận tần số Terahertz.

Xu Yangsheng - một viện sĩ tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết: vệ tinh là thử nghiệm kỹ thuật đầu tiên về ứng dụng của tần số Terahertz trong không gian.

Công nghệ này dự kiến sẽ nhanh hơn 100 lần so với 5G ở thời điểm hiện tại. Lu Chuan - người đứng đầu Viện Công nghệ Công nghiệp Vệ tinh của UESTC cho biết, công nghệ này cho phép terahertz được sử dụng rộng rãi trên internet vệ tinh. Theo lý thuyết, mạng 6G sẽ đạt tốc độ một terabyte/giây. Hiện nay, để phát nội dung Netflix ở độ phân giải cao nhất cần đến 56 gigabit dữ liệu mỗi giờ. Với tốc độ của 6G, trung bình mỗi giây, người dùng có thể tải hơn 142 giờ nội dung ở độ phân giải tương tự.

Ngoài ra, vệ tinh này còn mang một hệ thống viễn thám quang học để theo dõi thảm họa thời tiết, phòng chống cháy rừng, kiểm tra tài nguyên lâm nghiệp và giám sát khả năng trữ nước và lũ lụt trên núi cũng như cung cấp nhiều hình ảnh và dữ liệu vệ tinh.

6G (Thế hệ mạng di động thứ 6) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 5G. Công nghệ mạng 6G hiện tại sẽ được đưa vào hoạt động vào khoảng năm 2030 nhằm thỏa mãn mọi kỳ vọng mà 5G chưa đáp ứng được. Tầm nhìn năm 2030 đó là xã hội của chúng ta được lèo lái bởi dữ liệu, được hiện thực hóa bởi kết nối không dây không giới hạn gắn kết với Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, công nghệ trí tuệ nhân tạo và gần như tức thời.

Mục tiêu của mạng 6G là giải quyết các hạn chế của mạng 5G, hướng tới khả năng kết nối giữa không gian, khí quyển, mặt đất và dưới biển. Bốn định hướng chính về kết nối đang được nghiên cứu là: Intelligent Connectivity, Deep Connectivity, Holographic Connectivity và Ubiquitous Connectivity.

Thảo luận (3)
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập