Top 5 những định kiến khi nhắc tới Android!

Hoang Nguyen
1 năm trước
Cập nhật 1 năm trước
Android là hệ điều hành di động lớn nhất thế giới, với rất nhiều những biến thể từ những nhà sản xuất khác nhau, và cũng từ đó mà có nhiều định kiến khác nhau...

... cũng vì đó mà các bạn cùng chúng mình đi tìm hiểu xem là chúng ta còn những định kiến nào vẫn còn trong đầu của mọi người mỗi khi nhắc đến Android nhé! 

5. "Android chỉ toàn mấy con giá rẻ". 

Không thiếu những chiếc máy cao cấp chạy hệ điều hành Android. Chúng ta có những vivo X80 Pro, những Oppo Find X5 Pro, hay thậm chí, đó là Samsung Galaxy Z Fold4, với những khoảng giá "trên trời", như khoảng từ 30-50 triệu. Tất cả trong số chúng đều tạo nên những trải nghiệm tương xứng với mức giá mà chúng được đặt ra, như cảm biến vân tay dưới màn hình sử dụng công nghệ sóng siêu âm, màn hình OLED có thể gập lại, hay thậm chí là 16GB RAM LPDDR5, bộ nhớ theo chuẩn UFS siêu tốc độ, hay màn hình có tần số quét cao lên tới 240Hz. 

Thế nhưng, thứ mà người ta ấn tượng khi không biết gì về Android đó là... những con máy có mức giá 3-4 triệu. Bỏ qua những chiếc Xiaomi với cấu hình vô đối trong tầm giá, thì hầu hết trải nghiệm của nó đều có... vấn đề về mặt hiệu năng. Ngay cả với Xiaomi vẫn chưa thể tối ưu được launcher của mình đối với những con máy cấu hình thấp. Thế nhưng các bạn nên nhớ, tiền nào của nấy, với những trải nghiệm trên trời sẽ đều có chiếc máy tương xứng với mức giá của nó nhé! 

4. "Android chỉ biết ăn cắp ý tưởng của iOS"

Cái này thì thừa nhận, đặc biệt là nửa đầu trong chuỗi những ngày tồn tại của Android, khi các nhà sản xuất sẽ cố gắng tối ưu làm sao để cho ra một trải nghiệm... thuần iOS nhất. Tuy nhiên càng về sau, công cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa những ông trùm Android với nhau, buộc các hãng phải đi tìm công thức DNA của mình chứ không phải ngày đêm xem đối thủ của mình có gì để sao y bản chính, dẫn tới những công thức xây dựng điện thoại hoàn toàn khác lạ. 

Đây là ColorOS ở quá khứ...Chẳng hạn như Samsung với dòng Galaxy Fold, vốn đã khuynh đảo thế giới với thiết kế hoàn toàn khác lạ so với phần còn lại của xã hội, hay Motorola quay trở lại điện thoại gập với một công thức pha giữa truyền thống và hiện đại, chiếc RAZR. 

Và đây là nó ở hiện tại, bạn đã cảm thấy già chưa?

Tuy nhiên, tình trạng này không phải là không có, nhưng chỉ dừng lại ở những tính năng liên quan tới phần mềm. Hầu hết những tính năng sao chép liên quan tới phần cứng đều bị loại bỏ sau 1-2 thế hệ bởi vì bản thân Google cũng không mấy mặn mà như 3D FaceID, màn hình tai thỏ,... bởi vì các hãng sẽ luôn muốn làm mới mình chứ không thể nào có độ lỳ với nửa thập kỉ với cái tai thỏ như iPhone được. 

3. "Android làm gì có hệ sinh thái".

Chẳng kém cạnh gì, hệ sinh thái của Samsung hay Huawei vẫn cho chúng ta một trải nghiệm cực kì liền mạch!

Đây là câu nói mà mình rất hay nghe được từ những anh bạn fan hãng hoa quả nào đấy, và bản thân mình đến giờ vẫn không hiểu làm sao mà họ lại có thể suy nghĩ như vậy. Hệ sinh thái lớn nhất mà bây giờ các bạn có thể sở hữu mà không cần đắn đo đó là hệ sinh thái của Samsung, khi nó trải dài từ đồng hồ, tai nghe, tivi, màn hình... cho đến laptop. Ngoài ra, nếu bạn không ngại việc sống thiếu Google mà sử dụng các ứng dụng opensource thay thế, thì Huawei sẽ là sự lựa chọn của bạn. 

Ngay cả những tính năng liên kết với hệ sinh thái đều được các hãng chú trọng đầu tư,

Tính tương thích của chúng cũng đã được cải thiện hơn rất nhiều, khi Huawei cũng có những tính năng mà Apple có, hay Samsung có thể biến chiếc máy tính bảng của bạn trở thành 1 cái màn hình cảm ứng phụ. Ngay cả Google cũng sắp đánh vào hệ sinh thái của riêng mình với hàng loạt tai nghe như Pixel Buds Pro, máy tính bảng như Pixel C, và sự phổ biến của loạt Chromebook. Đương nhiên là hệ sinh thái đó sẽ chưa có sự liền mạch như bức tường Apple, nhưng các hãng vẫn đang cải thiện theo thời gian mà nhỉ?

2. "Android quá phức tạp".

Hệ điều hành Android chẳng phức tạp như bạn nghĩ,,,

Hệ điều hành Android ngày càng trưởng thành hơn rất nhiều và nó đã đơn giản hoá rất nhiều thao tác cho mọi người sử dụng. Tính cá nhân hoá từ ít hay nhiều giờ cũng đơn giản và bạn có thể dễ dàng biến 1 chiếc điện thoại có phong cách riêng của mình chỉ với vài lần chạm cảm ứng. Ngoài ra, các tính năng như thay đổi ứng dụng mặc định, gọi điện, nhắn tin,... cũng đều trực quan và đơn giản. Ngay cả ứng dụng tin nhắn mặc định trên những chiếc điện thoại Android gần đây cũng là Google Message, gọi điện cũng là Google Phone, duyệt web thì bằng Chrome và tải ứng dụng xuống bằng Google Play. 

Trong khi, những phát ngôn dèm pha về sự phức tạp của Android lại bắt nguồn từ những Hoa quả thủ, mà Apple thì lại đang đi theo hướng mà các hãng Android đã làm từ rất lâu rồi. Thay vì một cái màn hình chính đơn điệu thì ta có thể có những widget, tuy nhiên những widget này chỉ phục vụ mục đích thể hiện thông tin chứ không có những tác vụ nhanh như bên Android. Và việc cá nhân hoá iOS cũng tốn chúng ta hàng giờ liền trong khi các hãng Android chỉ cần vài cái nút. 

1. "Android là cái ổ virus".

Cái này cũng giống như Windows và Mac, khi hầu hết mọi người đều lầm tưởng rằng vì Windows mở hơn nên nó dễ bị nhiễm virus hơn, nên họ có thể so sánh Android với iOS thì iOS bảo mật hơn? Bản thân Apple cũng chẳng hề giấu diếm chút nào điều này, khi sẵn sàng dành hẳn 5 phút chỉ nói về những tính năng bảo mật trên iOS mới hay thiết bị mới. Thế nhưng, bản chất của việc bị "nhiễm virus" là chúng ta tự "gỡ bỏ" hàng rào bảo mật của các hãng đã thiết lập nên, mà bản thân các hãng đôi khi còn làm tốt hơn các ứng dụng diệt virus có sẵn trên App Store và Google Play.

Còn mấy ai tin cái này nữa đâu chời...

Samsung Knox, Microsoft Defender, Google Titan, v...v... là những công cụ bảo mật của các hãng được can thiệp từ phần mềm tới phần cứng, và bạn có thể yên tâm sử dụng điện thoại của mình mà không lo bị nhiễm virus hay mã độc, trừ khi bạn xem quảng cáo ở mấy cái trang gì gì đó, hay vượt rào để cài những ứng dụng lạ. Còn nếu bạn thấy bỗng dưng trình duyệt web mình cứ có mấy cái thông báo linh tinh, thì tin mình đi, ngay cả Apple cũng có, và do các ông bấm vào mấy cái link lạ mà thôi. 

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập