17 nước Liên Minh Châu Âu chung tay nghiên cứu tiến trình...2nm

Thầy thuốc nhân dân
3 năm trước
Cập nhật 3 năm trước
Ngay cả một khối kinh tế - văn hóa - chính trị lớn như Liên Minh Châu Âu mà cũng tham gia vào sản xuất vi xử lý, điều gì sẽ xảy ra?

Cách đây ít lâu, Liên Minh Châu Âu đã xử lý một tuyên bố được kí bởi 17 nước thành viên thâm gia về một chương trình sản xuất bán dẫn ở tiến trình 2nm, tức là thấp hơn cả tiến trình 3nm của nhà máy TSMC đang xây dưng và tiến hành hoạt động vào năm 2023. Bên cạnh đó, tuyên bố trên không chỉ nói về những tấm wafer có mật độ bóng bán dãn cao nhất trong lịch sử nhân loại mà còn đề cập đến một chương trình phát triển các vi xử lý tiên tiến hoạt động ở mức năng lượng thấp.

Tuyên bố được kí với khoản ngân sách đề xuất lên đến 145 tỷ Euro (tương đương: 4.088.507.754.000.000 VND) với mục đính tạo ra các vi xử lý được thiết kế cho các ứng dụng công nghiệp của các nước này. Tuy rằng tuyên bố trên có phần hơi tham vọng, nhưng đó cũng là điều nên được đầu tư bởi những tổ chức hàng đầu thế giới như Liên Minh Châu Âu.

Sau khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ các nhà máy ở Trung Quốc và Mỹ, các nước thuộc Liên Minh Châu Âu cũng có nhiều mong muốn được tự chủ về mặt thông tin, công nghệ và khả năng cạnh tranh về sản phẩm với phần còn lại của thế giới. Thưc tế thì 2nm của Liên Minh Châu Âu cũng chỉ là một tên gọi để phân biệt với các tiến trình 3nm mà thôi. Mật độ bóng bán dẫn từ lâu đã không còn khả năng tăng theo định luật Moore. Bởi vậy, có thể Liên Minh Châu Âu đã thực sự xét về tính khả thi của dự án trước khi đưa ra tuyến bố trên. Cách đây không lâu thì chính TSMC cũng mới công bố về khả năng sản xuất tiến trình 2nm của mình bên cạnh nhà máy 3nm đang được xây dựng.

Nếu tiến trình 2nm của châu Âu được sản xuất thành công, một số các nhà sản xuất wafer hàng đầu và cả những nhà sản xuất chip như AMD và Intel cũng sẽ mất một lượng khách hàng đáng kể (những 17 nước thành viên cơ mà). Ngược lại, nhà máy sản xuất bán dẫn tiến trình 2nm của Liên Minh Châu Âu sẽ lại cung cấp ngược lại những linh kiện bán dẫn cho nhiều nước gia công và đóng gói chip như Trung Quốc và Mỹ. Khi không phải phụ thuộc nhiều vào hai ông lớn về bán dẫn trên, giá của các con chip trong tương lai sẽ không còn đắt đỏ như trong thời điểm hiện tại nữa.

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập