Bên cạnh Việt Nam, Ấn Độ sẽ là đất nước tiếp theo sở hữu dây chuyền sản suất Apple iPad.
Dù ít hay nhiều thì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng đang ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Apple, nơi mà theo truyền thống từ nhiều năm nay là công xưởng lớn nhất sản xuất các sản phẩm của họ. Sẽ không có gì là lạ nếu như Apple chấp nhận sự phân mảnh trong việc sản xuất để đảm bảo cho công việc của mình diễn ra suôn sẻ hơn.
Theo như nhiều thông tin trước đây, các nhà máy của Apple tại Việt Nam sẽ đảm nhiệm một phần sản xuất iPad. Mới đây, chúng ta được biệt thêm rằng, sẽ có nhiều hơn những chiếc iPad được xuất xưởng nhưng không phải là Made in China. Điểm “hạ cánh” tiếp theo của các dây chuyền sản xuất iPad được cho là Ấn Độ.
Có nhiều hơn một lý do để Apple lựa chọn Ấn Độ để sản xuất iPad. Cũng như những chiếc iPhone Made in India từ năm 2018, lý do để Apple lựa chọn là để tránh thuế nhập khẩu. Đất nước này đang có những chính sách rất tốt mà người hưởng lợi lớn là các công ty công nghệ trong đó có người không lồ xứ Cupertino.
Chương trình khuyến khích liên kết hiệu suất (PLI) của Ấn Độ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản xuất của nước này trong khu vực để dành tranh thủ sự rối ren về chính trị ở Trung Quốc và làn sóng dịch chuyển sản xuất sang các nước lân cận. Lựa chọn Ấn Độ vào thời điểm hiện tại không chỉ giúp Apple duy trì sản lượng ổn định của mình mà còn tạo liên kết thương mại sâu sắc hơn giữa chính phủ Ấn Độ và Apple để mở rộng sản xuất cho tương lai.
Bên cạnh Ấn Độ thì Việt Nam cũng là sự lựa chọn của các đối tác sản xuất của Apple. Hiện tại, các nhà máy của Apple tại Việt Nam đang đảm nhiệm sản xuất các thiết bị âm thanh như AirPods và HomePod. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có các nhà máy sản xuất MacBook và iPad.
Liệu rằng, Việt Nam sẽ có những động thái nào khác để thu hút Apple cũng như các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ lớn trên thế giới lựa chọn thay vì Ấn Độ? Mặc dù, điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ có giá các sản phẩm Apple rẻ hơn so với thị trường thế giới. Nhưng đó cũng là một niềm tự hào về ngành công nghệ cao ở Việt Nam sẽ có uy tín cao hơn với quốc tế.