Bức ảnh phơi sáng trong 8 năm - lâu nhất lịch sử nhân loại và được tạo ra bởi...1 lon bia
Đối với những người đam mê nhiếp ảnh, kĩ thuật phơi sáng không phải là một điều gì đó cao siêu. Nó chỉ đơn giản là việc kéo dài thời gian ánh sáng đi qua ống kính và được cảm biến (hoặc phim) thu lại lâu hơn bình thường. Với kĩ thuật này, chúng ta sẽ thu được những chùm sáng rất yếu trong môi trường hoặc thu lại đường đi của một nguồn sáng chuyển động, để từ đó tạo tiền đề cho những bức ảnh đẹp.
Một bức ảnh đẹp được tạo nên từ kĩ thuật phơi sáng (không phải ảnh ghép trên photoshop đâu nhé!)Câu chuyện về bức ảnh được phơi sáng lâu nhất thế giới bắt đầu từ một tuần lễ sau bế mạc thế vận hội London 2012, Regina Valkenborgh – một sinh viên cao học tại đại học Hertfordshire đã đặt một lon bia có lót phim bên cạnh một đài quan sát trong trường và dường như cô đã quên mất sự tồn tại của nó. Sau 8 năm, bức ảnh được tạo ra từ phim bên trong chiếc lon bia chính là bức ảnh được phơi sáng lâu nhất trong lịch sử ngành nhiếp ảnh và khoa học.

Với loại ảnh này, người ta đặt cho nó cái tên là ảnh mặt trời bởi nó sinh ra để chụp mặt trời trong điều kiện phơi sáng lâu. Để chụp được ảnh, Regina đặt phim vào trong một lon bia và sử dụng một lỗ có kích thước siêu nhỏ được tạo ra từ đầu kim khâu. Cái lỗ có vai trò như ống kính của máy ảnh, cho tia sáng đi qua và vẽ lên bề mặt phim bằng cách đốt cháy các phân tử halogenua bạc trên bề mặt của nó.

Trước khi máy ảnh bằng lon bia của Regina được phát hiện, bức ảnh phơi sáng lâu nhất được biết đến là do nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wesely, người nổi tiếng với việc chụp cảnh thành phố phơi sáng cực lâu với thời gian kéo dài trong 3 năm