Chủ tịch TSMC: Không cần mở thêm nhà máy ở Mỹ và châu Âu, TSMC vẫn "cân" được nhu cầu chip

Công Minh
3 năm trước
Cập nhật 3 năm trước
“TSMC vẫn đủ mạnh để phục vụ được nhu cầu về chip hiện thời” – ông Liu khẳng định.

Cụ thể thì theo chủ tịch TSMC là Marc Liu, việc mở rộng sản xuất chất bản dẫn tại Mỹ và châu Âu là phi thực tế về mặt kinh tế, thậm chí còn có thể dẫn đến tổn thất do dư thừa về công suất. “TSMC vẫn đủ mạnh để phục vụ được nhu cầu về chip hiện thời” – ông Liu khẳng định. 

 Chủ tịch TSMC Mark Liu: “TSMC vẫn đủ mạnh để phục vụ được nhu cầu về chip hiện thời”Hiện tại trên thế giới, số lượng các công ty / quốc gia có thể sản xuất chip dựa trên quy trình tân tiến vẫn là rất ít. Từ trước đến nay, các đơn vị sản xuất bán dẫn đã đầu tư hàng tỉ USD để xây dựng nhà máy tại nhiều vùng lãnh thổ - chủ yếu là những nơi có nhân công dồi dào và nhiều ưu đãi riêng cho lĩnh vực. Ngày nay, TSMC là đơn vị duy nhất có thể sản xuất chip với kích thước bán dẫn dưới 12nm, và chừng đó là không thể đủ để đáp ứng nhu cầu đột biến của thị trường – đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. 

Với châu Âu, mọi chuyện còn căng thẳng hơn do vấn đề an toàn hàng hải, khi tuyến đường biển Đông Nam Á – Châu Âu thường xuyên có sự xuất hiện của cướp biến ở Vịnh Aden (gần Somalia) và Tây Phi. Với nguồn cung chính vẫn chỉ nằm tại Đài Loan, thiếu chip, rủi ro địa chính trị hay gần đây là sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez; giới chính trị gia châu Âu đang phải xoay xở để có thể xây thêm nhà máy bán dẫn ngay trong khu vực. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, giới chức nước này cũng như các bang Arizona, New York hay Texas sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ công cuộc sản xuất chip ngay tại địa phương. 

Ngoài ra ở thời điểm hiện tại; các xu hướng công nghệ hiện đại như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), tính toán hiệu suất cao (HPC) hay điện toán biên (Edge Computing) cũng đang bùng nổ. Và với việc rất khó để dự đoán chính xác mức độ tăng trưởng, chính phủ các nước sẽ cần sẵn sàng hỗ trợ việc sản xuất chip trong ngay trong phạm vi lãnh thổ, qua đó đa dạng hoá nguồn cung và tránh gặp rủi ro nếu chi phí tăng cao.  

Tuy vậy, việc xây dựng các nhà máy bán dẫn đủ mạnh sẽ kéo theo chi phí khổng lồ - thường là lên tới hàng chục tỉ USD. Và khoản đầu tư cộng thêm này rất có thể sẽ không được bù lại nếu sau này nhu cầu chip bình ổn, dẫn đến các nhà máy mới phải tạm đóng. Vì vậy nên suy cho cùng, lo lắng của ngài Liu vẫn là có cơ sở. 

Cộng thêm đó, việc nội địa hoá sản xuất linh kiện quan trong như chip sẽ đóng góp đáng kể về mặt chiến lược - điều mà chính phủ và các đơn vị Đài Loan sẽ đặc biệt quan tâm. Tuy vậy, với việc hiểu được tầm quan trọng của các nhà máy bên ngoài lãnh thổ (ví dụ ở các tiểu bang nước Mỹ), TSMC có lẽ vẫn sẽ cần cân nhắc xây thêm cơ sở sản xuất (ngoài Mỹ và châu Âu) nếu muốn duy trì sức cạnh tranh với các đơn vị khác. 

Theo Tom’s Hardware 

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập