[Có thể bạn biết rồi] Việt Nam từng là siêu cường trong ngành máy tính thế giới!
Từ một đất nước vừa phải oằn mình vì chiến tranh, từ một mảnh đất nghèo nàn lạc hậu vẫn đang còn trong thời kì bao cấp… Thế nhưng, cũng trong thời gian ấy, Việt Nam nhỏ bé của chúng ta lại là một siêu cường trong ngành công nghệ máy tính. Việt Nam là nước thứ 3 chỉ sau Mỹ và Pháp và là nước đầu tiên ở khu vực châu Á, trước cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể chế tạo một chiếc máy vi tính. Chiếc máy vi tính huyền thoại đó được đặt tên là VT80.

VT80 là kết quả của một quá trình học tập, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ một cách tự nguyện từ phía Pháp với đại diện là ông Alain Teissonnière và Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển, một đơn vị trực thuộc bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay.
Máy tính Odra 1304, chiếc máy tính của viện Khoa học Tính toán và Điều khiển những năm 1976-1977Nếu bây giờ máy tính là một gia tài quý báu của một câu học sinh mới học cấp một thì ngày đó một chiếc máy tính đã là gia tài của cả đất nước chứ chưa nói đến máy vi tính. Ngày đó mới chỉ có Mỹ và Pháp là các nước đầu tiên có máy vi tính mà thôi. Bởi vậy, để chế tạo được máy tính ở Việt Nam trong thời kì bị Mỹ cấm vận là vô cùng khó khăn. Mọi thứ đều đắt đỏ và cực kì quý hiếm.
Chiếc máy vi tính VT80 sở dĩ có tên gọi đó là vì nó sử dụng CPU Intel 8080A. Đây là con chip 8 bit được công bố vào năm 1974 của Intel. Intel 8080A được sản xuất trên tiến trình 6 micro-mét (lớn hơn gấp 600 lần so với tiến trình Intel 10nm hiện nay). Nó có mức xung mặc định là 2 MHz (bằng 1/2500 mức xung của một CPU Intel Core điển hình ở năm 2020). Nó có thể thực hiện khoảng vài trăm nghìn lệnh mỗi giây.
Thời đó, tại Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất mạch in PCB, các nhà chế tạo đã phải sử dụng kĩ thuật quấn dây điện vào các chân chip tạo thành card CPU, card RAM/ROM, card I/O dùng để ghép nối ra vào các dữ liệu, ngoài ra còn có phần vỏ máy và nguồn điện và nhiều thứ khác nữa. RAM thì phải mấy cái ghép lại mới được 64kB khác xa so với những thanh niên hiện đại của 2020 16GB rồi mà vẫn còn chê ít.
Ngoài những thiết bị điện tử bắt buộc phải nhập trực tiếp từ Mỹ thì phần còn lại của bộ máy được làm rất một cách thủ công rất thô sơ. Phần vỏ máy thì được cưa bằng tay rồi dùng giũa để mài cho vuông vắn để đặt được linh kiện. Màn hình thì được chế lại từ một chiếc TV đen trắng lắp ráp theo công nghệ và thiết kế của Ba Lan. Còn thiết bị nhập liệu là công tắc Liên xô để đưa từng bit một vào máy tính vì chưa có bàn phím.
Điện ở Việt Nam vào thời điểm đó để mà thắp đèn cũng là một thứ xa xỉ chứ đừng nói đến việc phải vận hành một cỗ máy vi tính rất nhạy cảm về việc bị sốc điện, hay tĩnh điện v.v… Chắc chắn rằng, mỗi lần khởi động chiếc VT80 là một nỗi sợ hãi bao trùm các nhà chế tạo máy tính của Việt Nam vì có thể đánh bay cái gia tài của cả đất nước.
Mặc dù sau đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục phát triển chiếc máy vi tính này lên các phiên bản cao cấp hơn với mạch in và có bàn phím. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận từ Mỹ, cùng với điều kiện kinh tế trong nước thời điểm đó không cho phép phát triển ngành máy tính nên ngành này dần bị tụt hậu với các nước trong khu vực. Để rồi hôm nay, chúng ta chỉ có thể biết được rằng, Việt Nam đã từng bỏ xa nhiều nước trong lĩnh vực khoa học máy tính.