article detail

Đánh giá Asus ROG Zephyrus G14 2022: Sự đáng gờm của AMD!

Minh Cận
1 năm trước
Cập nhật 1 năm trước
Kết hợp cả GPU và CPU đều đến từ đội đỏ, Zephyrus G14 là chiếc laptop cực kỳ TỐI ƯU từ việc cung cấp hiệu năng mạnh mẽ cho đến tính di động cao.

Ưu điểm.

  • Hiệu năng tốt với RX 6700S và Ryen 7-6800HS.
  • Màn hình đẹp, phổ màu cao.
  • Thời lượng pin rất tốt.
  • Mỏng nhẹ, tính di động cao.
  • Hoạt động êm ái.

Nhược điểm.

  • Nhiệt độ CPU và GPU khi chơi game cao, nhiệt độ bề mặt cũng tăng nhanh khi sử dụng.
  • Hành vi của AMD SmartShift chưa được hoàn toàn tối ưu.

1. Giới thiệu.

Asus ROG Zephyrus G14 là cái tên ngay từ khi ra mắt cho đến nay vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ đông đảo người dùng bởi tính đa dụng của nó. Chiếc laptop nhỏ gọn này có thể giúp chúng ta xử lý tốt được rất nhiều tác vụ khác nhau. Từ Gaming, làm đồ họa,... mà vẫn mang lại tính di động rất cao. Phiên bản năm 2022 năm nay, không chỉ được nâng cấp lên về cấu hình mà còn được cải thiện những nhược điểm của các phiên bản năm trước. Biến G14 thành một chiếc máy vẫn gây được ấn tượng rất tốt với anh em ThinkView.

2. Cấu hình chi tiết.

CPUAMD Ryzen 7-6800HS 8 nhân/ 16 luồng.
Xung tối đa: 4.70 GHz.
Xung cơ bản: 3.60 GHz.
GPUAMD Radeon RX 6800S.
VRAM: 8GB GDDR6.
Core: 1800 - 1975 MHz.
Memory: 2000 MHz. (16Gbps hiệu dụng)
Băng thông: 256.0 GB/s.
FP32: 8.602 TFLOPS.
TGP: 80W (+25W dynamic boost).
RAM16 GB DDR5-4800 (1x 8 GB on-board + 1x 8GB SO-DIMM).
Khả năng nâng cấp: 1 khe SO-DIMM.
Màn hìnhKích thước: 14". Tỉ lệ màn hình 16:10.
Độ phân giải: 2K (WQXGA). Tần số quét: 120Hz.
Bộ nhớSSD: 1TB NVMe PCIe 4.0.
Khả năng nâng cấp: 1x khe M.2 SSD (NVMe PCIe Gen4) 
Cân nặngMáy: 1.71 kg. (có AniMe Matrix)
Sạc: 0.6 kg.
Giá~ 50.000.000 VNĐ.

3. Cổng kết nối.

Cạnh trái: 1x cổng nguồn, 1x HDMI 2.0b, 1x USB 3.2 gen 2 Type-C hỗ trợ DisplayPort/ Power Delivery, 1x jack tai nghe 3.5mm.

Cạnh phải: 1x microSD, 1x USB Type-C 3.2 gen 2 (hỗ trợ DisplayPort), 2x USB Type-A 3.2 gen 2.

4. Màn hình.



  • Độ phủ màu: 100% DCI P3, 88% AdobeRGB, 100% sRGB.
  • Delta E: 0.81.
  • Độ sáng tối đa: 476 nits.
  • Độ tương phản: 910:1. 

Màn hình của Zephyrus G14 qua 3 thế hệ đều có những thông số rất tốt. Vốn được cân chỉnh bởi chính Pantone thế nên tất cả các màu sắc của Zephyrus G14 khi hiển thị đều cho mức độ sai lệch so với thực tế thấp. Phổ màu ở các dải cũng rất cao, từ đó cho màu sắc hiển thị phong phú. Nhìn chung, màn hình của Zephyrus G14 luôn được anh em làm về màu sắc, hình ảnh hay content đánh giá là màn hình tốt. 

Một điểm cộng tiếp theo là với combo AMD thì chúng ta sẽ có thêm được công nghệ AMD Advantage. Mặc dù mình chưa thể kết luận một cách rõ ràng rằng các phần cứng này sẽ ảnh hưởng đến màn hình ra sao. Tuy nhiên, cải thiện trực tiếp mà mình nhận được là độ trễ của màn hình đã giảm từ 45ms xuống chỉ còn 5.1ms nhờ có công nghệ Advantage. Đây là một điểm cải thiện đáng chú ý. Nếu như năm ngoái khi chơi các tựa game chuyển động nhanh, với độ trễ cao đến 45ms như thế thì anh em có thể sẽ gặp các tình trạng chuyển động nó sẽ có hiện tượng "ghosting". Tức là nó sẽ kèm thêm các hình ảnh nhờ nhờ, bệt bệt kéo theo sau các chuyển động. Nó vừa làm giảm trải nghiệm, lại còn giảm cả sự tập trung của anh em. Năm nay thì Asus họ đã khắc phục hoàn toàn được vấn đề đó, từ đó giúp cho màn hình của chiếc laptop này lại càng hoàn thiện hơn.

Năm nay màn hình của Zephyrus G14 còn được nâng lên thành tỉ lệ 16:10, kèm với bản lề ergo lift sẽ làm cho viền dưới của chiếc máy này mỏng hơn thấy rõ. Không chỉ tăng cả về không gian làm việc mà còn tăng cả về trải nghiệm thị giác khi sử dụng. Tuy vậy vẫn có một điểm mình hơi quan ngại, nhưng mình sẽ để nói ở phần tản nhiệt.

5. Thiết kế.

Thiết kế của Asus ROG Zephyrus G14 gần như không có sự thay đổi so với phiên bản năm 2021. Điểm nâng cấp đáng chú ý và cũng khá là dễ nhận ra ở phần bên ngoài chính là chúng ta sẽ có nhiều bóng led hơn ở màn hình AniMe Matrix. Ngoài ra, khi mở máy lên, một điểm thay đổi đáng tích cực rất dễ thấy nữa chính là touchpad và dải 2 loa tweeter. Touchpad năm nay có diện tích to hơn thấy rõ so với phiên bản năm trước. Cảm giác sử dụng vẫn tốt, được phủ kính và các thao tác vẫn chính xác. Dải 2 loa tweeter được chuyển lên trên thay vì để ở dưới như cũ. Điều này sẽ tránh được việc bị tay của chúng ta bịt lại khi sử dụng. Từ đó giúp cho chất lượng âm thanh sẽ không bị ảnh hưởng. 

Về hoàn thiện, máy vẫn sẽ được hoàn thiện từ hợp kim nhôm magie, đem lại một khung máy cực kì chắc chắn nhưng vẫn đạt được sự mỏng nhẹ cần thiết. Hiện tượng flex gần như sẽ không xuất hiện ở bất kì đâu trên chiếc laptop. Kể cả ở mặt nắp lưng máy nơi được đục lỗ nhiều để đặt các bóng LED vẫn cứng cáp. 

Bản lề ergo lift chắc chắn, có thể mở được bằng một tay. Tuy nhiên anh em cần lưu ý về các bề mặt khi sử dụng máy. Thiết kế bản lề dạng ergo lift như thế này nếu trên bàn có các vật cứng cọ vào, rất dễ dẫn đến xước bản lề, gây mất thẩm mỹ của máy.

Ở phía cạnh trên, Zephyrus G14 năm nay đã dược bổ sung webcam và IR Camera. Đây là một bước thay đổi rất đáng chú ý nữa khi năm ngoái các dòng máy ROG thường bị than phiền rằng không có webcam. Tuy nhiên đây chỉ là webcao độ phân giản 720p, nôm na cũng chỉ đủ để chống cháy mà thôi.

Đánh giá tổng thể về thiết kế và hoàn thiện: Tuy không có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn giữ được chất riêng vốn có của ROG. Đồng thời hãng cũng đã cải thiện nhiều các vấn đề than phiền ở phiên bản năm ngoái. Riêng về thiết kế và hoàn thiện của chiếc máy này thì khó có điểm nào để mình có thể chê được.

6. Hiệu năng và tản nhiệt.

Chi tiết thông số các thành phần của MSI Raider GE76:



Điểm số Cinebench R23 của MSI Raider GE76:

Chế độ

Công suất điện

Điểm Cinebench R23

Độ ồn

(Max/ Avg)(Đa nhân/ Đơn nhân)

Turbo

59W/ 39W

12262/ 1444

47.5 dB

Performance

50W/ 39W

10512/1439

38 dB

Silent

~46W/ 36W

9724/1413

28 dB

Ryzen 9 5980HS80W12629/ 1529

Qua bảng thông số Cinebench R23, ta có thể thấy năm nay Ryzen 7-800HS cho mức hiệu năng tương đương với Ryzen 9 5980HS. Nhưng đáng chú ý, Ryzen 7-6800HS ăn ít hơn đến 20W điện. Từ đó có thể thấy khả năng tối ưu của AMD ở kiến trúc Zen 3+ là tốt như thế nào. Cho sức mạnh ngang bằng nhưng tốn ít điện hơn và mát hơn. Kể cả kết quả test TimeSpy Graphics cũng cho kết quả cao hơn với RTX 3060.


ĐiểmTGPPerf/Watt
RX 6700S800685W94
RTX 3060737180W83

Zephyrus G14 cũng được sử dụng tản nhiệt Vapor chamber nên cũng giúp phần nào cải thiện được tản nhiệt. Sau đây là thực tế game test của G14 trong các tựa game khác nhau với độ phân giải là 2K, thiết lập đồ họa cao nhất. (Có so sánh với RTX 3060 bản 80W)


The Witcher 3 CS:GODeath StrandingForza 5
RX 6700S5628012055
RTX 30605530511563

Khi chơi game, có thể thấy RX 6700S vẫn đang làm rất tốt ở hầu hết các tựa game. Tuy nhiên do AMD Smartshift và Driver ban đầu của AMD có thể, có thể thôi nhé, đang chưa hoàn toàn tối ưu. Ví dụ như khi chơi 1 số game không ăn nhiều vào CPU nhưng CPU vẫn ăn lên đến 70W, điều này cũng làm gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu năng của G14. Tuy nhiên, nếu điểm qua, lượng FPS của RX 6700S là ngang bằng, thậm chí là còn nhỉnh hơn 1 chút so với RTX 3060 ở 1 vài tựa game cụ thể. Như vậy, chỉ là vấn đề tối ưu mà chắc chắn AMD sẽ cải thiện trong tương lai. Còn bây giờ, sức mạnh của RX 6700S khi đi kèm với MUX Switch cũng đang rất tốt rồi.

Qua đến hiệu năng khi làm các công việc liên quan đến bộ phần mềm Adobe. G14 2022 cũng có sự cải thiện rất đáng kể so với người tiền nhiệm năm trước. Nếu để so với những chiếc laptop có cấu hình mạnh mẽ hơn rất nhiều thì có thể nó vẫn còn thua kém, nhưng để nói khi đặt vào một hệ thống 14" mỏng nhẹ thì đây là điểm số hoàn toàn là hợp lý.

Puget BenchPremiere ProPhotoshop
G14 2022 (Ryzen 7-6800HS + RX 6700S)566890
G14 2021 (Ryzen 9-5900HS + RTX 3060)516808

Nhưng, với việc nãy giờ mình lấy dẫn chứng về việc tối ưu quá nhiều, nên khi nói đến nhiệt độ, có lẽ anh em sẽ hơi thất vọng về nhiệt độ của máy. Khi chạy full load, máy vẫn cho nhiệt độ khá cao, có thể lên đến 100 độ ở CPU và 96 độ với GPU. Đồng thời, bề mặt của máy cũng ấm lên rất nhanh, có thể cảm nhận được. Kể cả khi chỉ dùng các tác vụ cơ bản là office, lướt web, xem video thì chúng ta vẫn cảm nhận được điều này. Tuy là có cải thiện so với năm trước, nhưng mình đánh vẫn là một điểm trừ nhẹ trong tản nhiệt của chiếc máy.

Nhưng mình vẫn sẽ giữ quan điểm là G14 đã có bước tiến lớn về mặt tản nhiệt. Tản nhiệt buồng hơi Vapor Chamber giúp chp CPU và GPU có nhiệt độ cao nhưng lượng FPS vẫn duy trì chứ không bị throttle. Đồng thời khi hoạt động, quạt cũng êm hơn rất nhiều. Một yếu tố quan trọng về trải nghiệm mà anh em lại thường hay bỏ qua. Asus có lẽ muốn chú tâm đến trải nghiệm của người dùng nên mới chọn đi theo hướng này. 

Còn một điểm cuối cùng, như mình có nhắc đến ở phần màn hình. Với việc làm cho viền màn hình mỏng đi, luồng khí nóng phả ra từ tản nhiệt bây giờ sẽ phần nào tác động trực tiếp đến màn hình chứ không chỉ là cạnh viền dưới như trước nữa. Tuy hướng của luồng không khí vẫn là song song với màn, nhưng mình khá chắc là nó cũng sẽ chạm tới thẳng màn hình. Nhưng hiện tại, sau khoảng hơn 2 năm ra mắt, những chiếc G14 cũng có tỉ lệ bảo hành màn hình rất thấp. Nên chúng ta có thể đặt niềm tin vào đội ngũ thiết kế. Và có lẽ do Asus cũng đã tính toán được nhược điểm khi làm viền dưới mỏng đi nên họ cũng không trang bị cho chiếc laptop này màn hình OLED.

Nhìn chung, nó vẫn nóng (cười). Nhưng chắc chắn là có cải thiện về mặt tản nhiệt so với năm trước. Hiệu năng cũng nhờ đó mà được cải thiện lên. Có thể thấy, đây vẫn là một chiếc laptop rất đa dụng, không quá mạnh chuyên sâu về hiệu năng hay tản nhiệt. Nhưng nó có thể làm tốt được mọi nhu cầu ở mức từ 6-8 điểm. Đặc biệt phù hợp với những anh em làm content creator, designer mà cần di chuyển nhiều. 

6. Thời lượng pin.

Viên pin của G14 tuy có dung lượng không quá cao nhưng nhờ vào sự tối ưu của AMD. Chúng ta vẫn đạt được thời lượng pin lên đến là 7 tiếng sử dụng. Thời lượng pin cũng vốn là điểm mạnh ở dòng Zephyrus G14 từ lâu đến nay. Năm nay Zephyrus G14 còn được trang bị thêm cả tính năng sạc nhanh 50% trong 30 phút, sạc 100W USB Type-C.

Nguồn: Jarrod tech (ảnh minh họa). Khi sử dụng thực tế, mình hay để độ sáng từ 75-100%, có bật cả led phím nhưng hạn chế sử dụng AniMe Matrix. Thời lượng pin cụ thể đo được là khoảng từ 6-7 tiếng. Chiếc máy này còn cho mình cổng sạc Type-C thế nên với 1 cục sạc chuẩn GAN nhỏ gọn nữa là mình có thể sử dụng nó như 1 chiếc laptop văn phòng rồi.


Tổng kết

Cá nhân mình, rất thích sử dụng chiếc máy này, vì nó không chỉ là một chiếc laptop gaming có mỗi cấu hình cấu hình cấu hình, nó hướng đến rất nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, nên là nó có rất nhiều yếu tố để mang lại trải nghiệm tổng thể sướng hơn. Nó vừa đáp ứng được nhu cầu chơi game, nhu cầu về làm việc sáng tạo, đồng thời có tính di động cao, thế nên có lẽ đây mới chính là giá trị khiến chiếc máy này có mức giá cao đến thế. Theo anh em, anh em có sẵn sàng bỏ ra khoảng 50 triệu để sở hữu chiếc laptop này không, hãy chia sẻ ở dưới bình luận cho mình biết nhé.



Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập