Đánh giá Nokia C20: Thực dụng!

Mạnh Hà
2 năm trước
Cập nhật 2 năm trước
Đúng vậy, Nokia C20 được sinh ra để nhắm đến phân khúc người dùng phổ thông nhưng anh em đừng lầm, chiếc điện thoại này không cùi bắp như anh em nghĩ đâu!

Đây là Nokia C20 - chiếc smartphone đầu tiên thuộc dòng C-series đến từ “lão đại ngành điện thoại”. Hiển nhiên với mức giá mà nhà sản xuất đề ra, nó không thuộc về những anh em có máu công nghệ, những anh em cần cho mình một thiết bị high tech hoặc là “oách”. Tuy nhiên, nếu anh em nghĩ rằng C20 cùi bắp, mình nghĩ anh em đã nhầm vì chính mình đã phải ngạc nhiên toàn tập và thay đổi cách suy nghĩ sau 5 ngày sử dụng C20.

Năm nay, Nokia đã quay trở lại với sân chơi Android bằng một con bài chiến lược thuộc dòng C-series giá rẻ của hãng. Dĩ nhiên, đứng sau Nokia vào thời điểm hiện tại vẫn là HMD Global. Mình nói qua đôi chút về HMD Global cho những anh em chưa biết nhiều thông tin nhé: HMD Global sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, phân phối và kinh doanh smartphone mang thương hiệu Nokia. Đây là một công ty ở Phần Lan (cũng là nơi đặt trụ sở của Nokia). HMD Global đã ký hợp đồng với Nokia về việc được sử dụng thương hiệu “Nokia” lên sản phẩm di động của họ trong 10 năm. Như vậy, hiện tại toàn bộ các smartphone mang tên Nokia sản xuất và kinh doanh là do HMD Global chịu trách nhiệm chính.

Tuy nhiên HMD không phải một tay tự làm tất cả mọi việc, họ đã có chuẩn bị kỹ càng trước khi tung các smartphone Nokia ra thị trường. HMD đã mua lại một phần mảng làm điện thoại phổ thông của Microsoft Mobile; bắt tay với Nokia, Google, FIH (công ty con của Foxconn, một công ty sản xuất và phân phối điện thoại nổi tiếng). HMD cam kết sẽ sản xuất các smartphone Android hướng tới người tiêu dùng với trọng tâm ở sự sáng tạo, chất lượng và trải nghiệm nhưng vẫn giữ thiết kế, độ bền và độ tin cậy mang tính biểu tượng của Nokia. HMD Mobile Việt Nam đại diện cho HMD Global, đây là đơn vị sẽ phân phối trực tiếp Nokia C20 tại thị trường nước ta. 

Và đúng vậy, sau khi trải nghiệm chiếc Nokia C20 này trong vòng 5 ngày, mình có thể chắc kèo với anh em rằng: Đây vẫn là một chiếc điện thoại Nokia đúng nghĩa!!!

Đối với chiếc điện thoại này, mình sẽ review theo hướng cơ bản nhất, đúng với tinh thần mà Nokia hướng tới trên C20. Đầu tiên: Thiết kế. Đây là đặc điểm của sản phẩm mà “mỗi người một ý”, chuyện xấu hay đẹp mình không bàn tới ở đây nhưng đối với cá nhân mình, từ ngữ chỉ chính xác nhất về thiết kế của chiếc C20 này chính là THỰC DỤNG. Nó đơn giản, trực quan, vị trí nút bấm (nút nguồn và tăng giảm âm lượng) được bố trí ở chỗ mà “cầm điện thoại vào là bấm được ngay”, không cần người dùng phải mò mẫm làm gì cả. Jack cắm tai nghe 3.5mm ở cạnh trên, loa, mic và cổng sạc USB được đặt cạnh dưới, tất cả đều được thể hiện chính xác, không “vẽ vời” làm gì cho mệt!

Điểm mình ưng nhất trong thiết kế của Nokia C20 chính là phần mặt lưng máy được làm bằng polycarbonate khắc vân sần, kết hợp với trọng lượng 191 gram cho nên xét riêng về độ thoải mái khi cầm nắm và trải nghiệm sử dụng hàng ngày, nó SƯỚNG. Thiết kế mặt lưng được bê nguyên từ những dòng cao cấp như Nokia 7.2 và 8.2 xuống: Logo Nokia ở chính giữa cũng như cụm camera được thiết kế theo dạng tròn bao gồm một camera và một đèn flash được đặt cân xứng trong “khuôn viên” này. 

Ngoài ra mặt lưng máy cũng không khắc thêm bất cứ dòng chữ nào hay “biểu tượng thùng rác” gì cả - tối giản hoàn toàn. Lưu ý nhỏ cho anh em là mặt lưng này hơi bám dấu vân tay chút xíu nhưng mà không sao, Nokia tặng anh em một chiếc ốp lưng silicon trong hộp luôn nên anh em chắc cũng không cần phải nghĩ đến chuyện này làm gì cho mệt. Thêm một điểm mình ưng nữa là mặt lưng Nokia C20 khi anh em làm tác vụ gì đi nữa thì nó cũng không nóng, kể cả khi test AnTuTu 10 phút đồng hồ, nó chỉ ấm nhẹ một chút mà thôi, rất dễ chịu, chứ test AnTuTu trên mấy con mặt lưng bằng kính thì anh em hiểu như thế nào rồi đấy! À, phiên bản mình đang đánh giá có màu Xanh Thiên Thạch, mình chọn màu này thay vì màu Vàng Phù Sa, trông nó nam tính mạnh mẽ hơn.

Tiện đây mình nói luôn về độ bền của máy. Trong một lần đi chạy thể dục, mình có cầm theo chiếc C20 này để nghe nhạc và đã vô tình làm rơi nó ở độ cao khoảng 1.2 mét so với mặt đất. Sau cầm máy lên, đến một vết xước cũng không có nên là mình có thể đảm bảo với anh em rằng chiếc máy này vẫn mang đúng DNA siêu bền của Nokia nhé! Mình nghĩ rằng anh em ta cũng đều biết độ bền của Nokia nó như thế nào rồi, được khẳng định qua bao nhiêu năm tháng từ những đời 110i hay Lumia, thậm chí dùng bao nhiêu năm nó còn không thèm xước, đúng chuẩn Châu Âu luôn thì mình tin rằng Nokia C20 vẫn sẽ nối tiếp truyền thống đó!

Anh em có thể dễ dàng nhận thấy tinh thần thực dụng mà Nokia áp dụng cũng được thể hiện tối đa qua màn hình. Trước khi đi sâu hơn vào thành phần linh kiện quan trọng này, mình phải đính chính với anh em một vài điểu. Thực tế, chiếc điện thoại chính mà mình đang sử dụng là iPhone XR, mà anh em biết rằng màn hình iPhone XR nó như thế nào rồi đấy. Tuy nhiên, vì sử dụng chiếc smartphone “gây tranh cãi” này quá lâu rồi, cụ thể là khoảng gần 3 năm, nên mình đã quá quen với chiếc màn hình này!

Vậy thì chắc anh em cũng đã hiểu ý mình nói, màn hình trên Nokia C20 cũng thực dụng như vậy. Với kích thước chính xác là 6.52 inch, độ phân giải 720*1600, đối với cá nhân mình, nó dễ chịu. Màu sắc trung thực là điểm mình đáng giá cao trên màn hình của Nokia C20. Tất nhiên, vì sử dụng tấm nền IPS nên nó sẽ không được nịnh mắt như những tấm nền như AMOLED hay OLED rồi.

Do đặc tính công việc, thường xuyên phải chỉnh sửa hình ảnh, kể cả trên điện thoại nên màu sắc trung thực lại là điểm cộng lớn đối với cá nhân mình. Việc chỉnh ảnh trên Nokia C2 giống hệt như trên iPhone XR vậy, không có sự khác biệt liên quan đến màu sắc. Về các khả năng giải trí còn lại, với kích thước 6.52 inch nên diện tích hiển thị trên màn hình của Nokia C20 là tương đối lớn, xem Youtube hay Netflix ổn, lướt mạng xã hội, đọc báo thì chữ to, rõ. Nếu anh em nào mua chiếc máy này về cho phụ huynh thì hoàn toàn không phải lo về vấn đề là chiếc màn hình này có rỗ hay không. Camera trước của máy được làm theo dạng nốt ruồi, có tích hợp khả năng mở khoá bằng khuôn mặt nhanh chóng, quá ổn. 

Nói đi cũng phải nói lại, điểm mà mình chưa ưng chút xíu trên chiếc màn hình này là “cằm dưới” của nó hơi dày chút, cũng dễ hiểu thôi, tầm giá phổ thông mà, nhưng nếu trên phiên bản sau mà Nokia làm chỗ này mỏng đi đôi chút thì tuyệt. Đối với cá nhân mình, sau khi kết hợp hàng loạt các yếu tố liên quan, nhất là khi xét trên phương diện mức giá của Nokia C20 thì mình có nhận xét rằng màn hình của chiếc máy này ngon là đằng khác.

Ngoại thất đã xong, giờ mình sẽ đi luôn vào nội thất. Thú thực, mình cũng như anh em, mình cũng không có kỳ vọng quá cao vào cấu hình cũng như hiệu năng của máy khi đọc qua những thông số mà Nokia đề ra. Bộ não của Nokia C20 mang tên Unisoc SC9863A (28nm), 8 nhân, card đồ hoạ Mali-G52 MC2, phiên bản mình đang có trong tay là bản cao cấp nhất, được trang bị 2GB RAM và 32GB dung lượng lưu trữ. Đây được coi là những thông số khá xa lạ đối với anh em công nghệ thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, điều thú vị lại nằm ở đây, hiệu năng thực tế của Nokia C20 làm mình khá “wow”. Mở ứng dụng gì cũng bật ra với tốc độ rất nhanh chóng, hiệu ứng bung ứng dụng ra cũng nhanh chẳng kém, nhất là những ứng dụng của Google, gần như không trễ một giây nào luôn. Sau khi tìm hiểu kỹ hơn thì hoá ra chiếc máy này hiện đang chạy Android Go anh em ạ nên là những ứng dụng của Google đã được tối ưu lại toàn bộ nên là tốc độ nó mới nhanh như vậy!

Những ứng dụng còn lại như Facebook, Instagram hay Netflix cũng vậy, tốc độ mở cũng như hiệu ứng chuyển cảnh của nó cũng làm mình khá ngỡ ngàng trong ngày đầu tiên sử dụng. Với những ứng dụng bên thứ ba như thế này, khi mở nó vẫn có độ trễ nhất định nhưng không đáng kể, hiệu ứng UI-UX khi bung ứng dụng ra vẫn rất mượt, tình trạng khựng khung hình khi lướt trong những ứng dụng mạng xã hội hay video không xuất hiện trong suốt quá trình mình trải nghiệm máy. À nói qua một chút về Android Go: Mua chiếc máy này về thì chắc chắn anh em sẽ không phải lo về vấn đề cập nhật bảo mật, chắc chắn sẽ được cập nhật hai năm liên tiếp (có thể sang năm thứ 3) và cứ 3 tháng từ khi kích hoạt máy lên là anh em lại được Google tặng cho một bản cập nhật bảo mật. Tốc độ cập nhật này sánh ngang với những chiếc Pixel, lại là một điểm cộng nữa.

Tựu chung lại, về mặt hiệu năng, Nokia C20 đem lại cảm giác trải nghiệm dễ chịu, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của mọi đối tượng người dùng điện thoại hiện nay. Giải trí tốt, học sinh, sinh viên, những đối tượng chưa có quá nhiều thu nhập và một nhóm đối tượng người dùng mà mình không nhắc tới, đó chính là bố mẹ của chúng mình, cần một chiếc điện thoại thực tế thôi là đủ! Cần gì phải hiệu năng khét mù đâu, đọc báo xem phim màn hình to đẹp là quá ngon rồi!

Một trong những điểm mình đánh giá cao trên Nokia C20 chính là viên pin 3.000mAh (có thể tháo rời, thay pin thoải mái) của nó đem lại thời gian sử dụng thực tế rất trâu. Dễ hiểu thôi, máy đâu phải gánh cái CPU hiệu năng khủng hay cái màn hình 2K - 4K nào đâu. À mà khi anh em mua chiếc Nokia C20 trong đợt 15 tháng 5 tới 32 tháng 7 tới đây thì được hãng tặng luôn cho gói data 4G Viettel 100GB dùng trong 3 tháng. Mà anh em cũng biết 100GB nó nhiều như thế nào rồi, đọc báo lướt mạng xã hội, xem Youtube thì mình nghĩ anh em không cần phải bận tâm quá nhiều về việc bao lâu thì hết dung lượng mạng đâu!

Vậy là anh em biết mình sử dụng chiếc máy này trong suốt 5 ngày qua như thế nào rồi đấy! Bật 4G suốt và không hề tắt bất cứ một giây nào luôn. Khi nào rảnh tay phát là bật Youtube với Netflix xem bằng 4G, cũng tiện để kiểm tra thời lượng pin của máy luôn. Với đa tác vụ: lướt mạng xã hội, xem phim, chơi một vài tựa game puzzle nhẹ nhàng, máy đem lại thời gian on-screen lên tới 7 tiếng đồng hồ với độ sáng màn hình 100% (cả bật 4G). Đây là thời gian sử dụng pin đối với cá nhân mình là khỏi phải bàn luôn! 

Nói qua đôi chút về camera của Nokia C20. Với độ phân giải 5MP, nó dùng được ở điều kiện đủ sáng. Ảnh sau khi được xử lý ở công đoạn cuối cùng đem ra chất lượng ổn, màu sắc trung thực chi tiết đủ dùng. Mình không có quá nhiều phàn nàn về camera được trang bị trên Nokia C20, nhất là khi xét trong hệ quy chiếu cũng như tệp khách hàng mà nó đang hướng tới.

Và đó là tất cả những gì mà mình trải nghiệm được trên Nokia C20 - Chiếc C đầu tiên mà Nokia mang đến trong năm nay. Vậy tổng kết lại, chiếc máy này dành cho đối tượng nào và nó có đáng để anh em phải để mắt tới? 

Câu trả lời là đây: Nếu anh em là người thực dụng, chỉ cần một chiếc điện thoại đúng nghĩa, muốn tối ưu chi phí cho một món đồ tiêu sản, hoặc đơn giản là đang cần một chiếc smartphone để backup, Nokia C20 là chiếc smartphone đầu bảng trong danh sách đó. 

Nếu anh em đang cần mua cho bố mẹ hoặc người thân của mình một chiếc smartphone đúng chất (đọc báo, xem Youtube, lên mạng xã hội,...) đây là sự lựa chọn khó có thể bỏ qua. Hơn nữa, C20 lại là một chiếc smartphone đến từ nhà Nokia, làm gì có ai mà không biết Nokia cơ chứ, điển hình là bố mẹ mình, không phải iPhone là số 1 đâu nhé, là Nokia cơ!

Nếu anh em hiện đang làm việc trong môi trường khắc nghiệt (công nhân xây dựng, đi thực địa nhiều, làm việc ở nhà máy hoặc môi trường “không lý tưởng”,...) cần một chiếc smartphone bền bỉ, pin trâu thì rõ ràng Nokia C20 sẽ là chiếc smartphone đáp ứng được điều này một cách gần như hoàn hảo! 

À mà hiện Nokia C20 đang có cả đống khuyến mãi đó, anh em mua thời điểm này là đẹp luôn: Nào thì chương trình ưu đãi trả góp không lãi suất, bỏ ra 680.000 là vác máy về dùng luôn. Khi mua cũng được tặng gói data 4G Viettel 100GB dùng trong 3 tháng như mình đã nói trên đó, với số dung lượng này thì anh em cũng chả cần phải lên mạng tìm cách dùng 4G tiết kiệm làm gì cả, cứ bật và dùng thôi. Tựu chung lại, với mức giá chỉ 2.290.000 VNĐ, mình đã mua cho bố mình một chiếc rồi, bố mình cũng bảo chiếc máy này được đấy!!!

Thảo luận (105)
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập