Đánh giá ROG Flow Z13: Đa dụng, sáng tạo nhưng còn những điểm yếu của những chiếc tablet
Với danh hiệu là tablet gaming tốt nhất, mạnh nhất trên thế giới thì chiếc Asus Flow Z13 thực sự đã mang đến cho mình những trải nghiệm rất tuyệt vời với sự đa dạng trong cách sử dụng. Nó là một chiếc laptop chạy windows khi lắp bàn phím, tháo ra thì lại thành một chiếc tablet, và với phần cứng cao cấp thì việc chiến game trên chiếc máy này không khác gì trên một chiếc Nitendo Switch cả.
THÔNG SỐ CẤU HÌNH:
- CPU: Intel Core i7 12700H, 14 nhân 20 luồng, 3.5 - 4.7 GHz
- GPU: NVIDIA GeForce RTX 3050
- RAM: 8GB, LPDDR5-5200, onboard
- Màn hình: 13,40 inch 16:10, 1920 x 1200 pixel 169 PPI, HDR, 120 Hz
- SSD: Samsung PM9A1 MZVL2512HCJQ , 512 GB
- Cân nặng: 1,185 kg, Nguồn: 407 g
- Kích thước: 12 x 302 x 204 mm
- Pin; 56 Wh Lithium-Polymer
- Hệ điều hành: Microsoft Windows 11 64 Bit
Thiết kế - sáng tạo, độc đáo
Nhìn chung, ROG Flow Z13 có thiết kế không có quá nhiều sự khác biệt so với những chiếc laptop 2 in 1 khác. Cụ thể hơn là nó sẽ gần giống với chiếc Surface Pro của Microsoft. Tuy nhiên, chiếc máy này sẽ to và nặng hơn khá đáng kể. Cùng với đó là những đường nét đậm chất gamming. Đặc biệt là phần kính ở mặt lựng máy anh em ạ. Anh em có thể nhìn hẳn vào phần linh kiện bên trong và nó còn có LED RGB nữa chứ. Trông chiến thực sự! Trông thì chiến đấy nhưng phần này lại đem lại đôi chút bất tiện khi nó nhô hẳn lên so với mặt lưng của chiếc máy, làm cho anh em sẽ không thể đặt chiếc máy này nằm trên bàn một cách tử tế được.
Chất lượng hoàn thiện của chiếc máy này cũng làm mình rất ấn tượng. Phần vỏ nhôm được thiết kế chau chuốt, từng đường nét, từng hoa văn đều được làm tỉ mỉ và vô cùng sắc nét. Các phần khe tản nhiệt ở mặt lưng cũng được thiết kế trông như những hoạ tiết trang trí trông đậm chất game thủ. Chân đế tích hợp, cho phép góc mở tối đa lên đến 170 độ, trông cũng khá chất lượng. Mặc dù vật liệu ở đây rất mỏng nhưng nó không bị cong khi thay đổi góc độ.
Cổng kết nối - vừa đủ cho một chiếc tablet
Màn hình - Quá đủ cho một chiếc tablet
Kết quả đo màn hình ROG Flow Z13 (13,40 inch 16:10, 1920 x 1200 pixel 169 PPI, HDR, 120 Hz):
- sRGB: 97,1%
- Adobe RGB: 69,3%
- DCI - P3: 67,5%
- Độ sáng: 515 nits
- Contrast: 1471: 1
- DeltaE: 1.6
Màn hình chiếc máy cho ra một chất lượng hiển thị khá tốt, màu sắc phong phú với độ tương phản cao. Tần số quét cao cũng sẽ đem lại cho anh em trải nghiệm chiến game mượt mà với chiếc máy này. Nhưng anh em nên lưu ý là tần số quét 120 Hz sẽ chỉ dùng được khi anh em đang cắm sạc thôi nhé. Còn khi anh em không cắm sạc chiếc máy sẽ tự động chuyển về 60Hz và độ sáng cũng sẽ giảm xuống một chút đó.
Có một điểm làm mình khá thích với màn hình của chiếc máy này. Tuy kích thước màn hình có phần hơi nhỏ nhưng với việc màn hình có thể tự đứng được thì khi anh em kết nốt với tay cầm ngoài để chiến game có thể thoải mái đưa chiếc màn hình này lại gần mà không sợ bị vướng phần bàn phím.
Cấu hình - trông thì khoẻ nhưng thực tế thì ...
Là sự kết hợp giữa một chiếc laptop gaming và một chiếc tablet, chiếc máy này chắc chắn sẽ đem lại cho anh em sự linh hoạt, hài hoà giữa nhu cầu làm việc và giải trí.
Cinebench R23 | ||
Đơn nhân | Đa nhân | |
ROG Flow Z13 | 1785 | 13243 |
Trung bình | 1800 | 18365 |
CPU - ROG Flow Z13 sử dụng con chip Intel Core i7 12700H, 14 nhân 20 luồng, 3.5 - 4.7 GHz. Với bài test Cinebench R23, với chế độ Turbo, CPU sẽ được cấp 50W điện. Đây là con số hơi thấp so với mặt bằng chung của những chiếc máy cũng sử dụng con chip này. Thật ra trong mấy giây đầu tiên mình thấy chiếc máy vẫn cấp đủ cho con i7 12700H 90W đấy chứ, không biết sao lúc sau lại bị giảm xuống thôi. Còn khi chạy test với chế độ Slient, con chip lúc này chỉ ăn có 15W điện. Lúc này thì chiếc Flow Z13 sẽ không khác gì một chiếc Ultrabook cả.
Cinebench R23 | Điện năng tiêu thụ | Thời lượng pin | |
Turbo | 13243 | 50W | 2-3 tiếng |
Slient | 4049 | 15W | 6-7 tiếng |
Tất nhiên là có mất thì cũng có được. Tuy hiệu năng giảm đi đáng kể nhưng bù lại anh em sẽ có thời lượng pin tăng lên cũng đáng kể không kém. Điều này giúp cho anh em thoải mái sự dụng chiếc máy một cách linh hoạt theo nhu cầu của anh em.
GPU - Tuy được trang bị RTX 3050 nhưng chỉ là phiên bản ăn 40W điện thấp nhất của dòng card này. Hiệu năng cho ra của nó tất nhiên là cũng sẽ thấp hơn mặt bằng trung rồi. Nhưng nói thế không có nghĩa là con này là không chơi được game đâu nhé. Ý mình là nó chỉ không thể bằng laptop truyền thống thôi, chứ thực tế thì nó vẫn chiến game tốt. Với một tựa game AAA như Forza Horizon 5 vẫn có thể chiến được ở mức 70 FPS với High Setting. Dù hiệu năng yếu nhưng chiếc máy này sẽ được bù lại bằng một thế mạnh khác đó là nhiệt độ. Chiến game AAA mà nhiệt độ chỉ dưới 70 độ thì quá là tuyệt vời rồi đúng không anh em.
Flow Z13 test Slient mode
Flow Z13 test Turbo mode
Bàn phím, touchpad - dùng tạm ổn
Thật sự là anh em cũng không nên hi vọng nhiều về bàn phím của một chiếc tablet. Với thiết kế bàn phím rời và mỏng nhẹ thì mức độ chắc chắn, độ sau hình trình phím cũng như độ nẩy của các phím không thể so sánh được với những chiếc laptop thông thường rồi. Chiếc máy này cũng không phải ngoại lệ, tuy hành trình phím được Asus làm khá tốt nhưng thực sự cảm giác gõ vẫn không được đã cho lắm.
Tổng kết
Sau tất cả mình thấy rằng Flow Z13 không phải một sản phẩm phù hợp với đại đa số người dùng. Nó phù hợp với những ai cần một thiết bị thực sự gọn gàng nhưng phải có hiệu năng đủ đáp ứng được nhu cầu chơi game AAA hay thậm chí là dựng phim ảnh, nói thật là làm gì có con Ultrabook nào mỏng nhẹ được như nó mà hiệu năng bằng được đâu.
Nhưng đánh đổi lại là anh em sẽ phải chấp nhận một sản phẩm lai tạo từ nhiều dòng sản phẩm khác nhau một cách chưa hoàn hảo, nó không phải là một sản phẩm tổng hợp các điểm hoàn hảo của những sản phẩm khác mà kèm theo đó là cả những nhược điểm nữa. Vậy nên nếu các bạn là một người tận dụng được hết ưu điểm của nó và không quan tâm đến nhược điểm của nó như là bàn phím đi kèm không chắc chắn, không tiện dụng khi làm việc ở những chỗ không có bề mặt phẳng, hay là dày nặng cấn tay khi cầm ở tablet mode thì nó thành hoàn hảo.