Để có được “đặc quyền” tại thị trường Trung Quốc, Apple phải làm những gì?
Sự nhượng bộ tuyệt đối???
Theo nhiều bản báo cáo trước mà giới truyền thông đã thu thập được trong suốt thời gian qua, Apple gần như đã bãi bỏ toàn bộ về những thứ liên quan đến bảo mật quyền riêng tư mà hãng đặt ra cho người dùng tại thị trường tỷ dân này! Tâm điểm của báo cáo gần đây nhất mà New York Times có được chính là quyết định của Apple tuân theo một bộ luật năm 2016 yêu cầu tất cả thông tin cá nhân và dữ liệu thu thập được ở Trung Quốc phải được lưu giữ ở Trung Quốc. Về cơ bản, các quy định của Mỹ cấm Apple chuyển dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng đã tồn tại một lỗ hổng trong đó quy định về "quyền truy cập vào bộ nhớ cục bộ trong trung tâm dữ liệu".
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống máy chủ iCloud của Apple được sở hữu và vận hành bởi Guizhou-Cloud Big Data (GCBD), có trụ sở đặt tại chính Trung Quốc. Nói thẳng ra, chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có quyền để truy cập vào dữ liệu từ GCBD mà không cần sự cho phép của Apple. Chính phủ Trung Quốc đã đề xuất "Quản lý iCloud bằng GCBD" với Apple và Apple được cho là đã đồng ý, nhằm tránh khỏi các quy định từ chính phủ Mỹ.
Thực tế, theo như nhiều nguồn tin nội bộ bị rò rỉ, Apple ban đầu cũng đã có những động thái hết sức mạnh mẽ nhằm giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu khách hàng tại thị trường đông dân nhất thế giới này. Nhưng mọi chuyện đã dần tệ đi khi mà dưới sức ép và các "đòn bẩy", ông vua xứ Cupertino đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ. Sự tranh chấp đền từ các “mã khóa kỹ thuật số”, thứ công nghệ bí mật có thể mở khoá được sự mã hoá đến từ iCloud. Apple thì muốn giữ chúng ở Mỹ nhưng những quan chức Trung Quốc lại muốn đặt chúng ở nước sở tại. Sau khi đàm phán và “giao tranh”, cuối cùng Tim Cook đã phải đầu hàng do sức ép quá lớn. Các khoá mã hoá này đã được chuyển đến cho GCBD. Trong một cuộc phỏng vấn bí mật, hai vị giám đốc điều hành giấu tên đã nói rằng quyết định có thể gây nguy hiểm cho dữ liệu của khách hàng nhưng chúng tôi không thể làm gì khác.
Nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể nào tìm ra được bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc đã truy cập vào đống dữ liệu này của Apple. Dĩ nhiên, các chuyên gia bảo mật cho rằng toàn quyền kiểm soát dữ liệu đã thuộc về tay chính phủ Trung Quốc, hộ giờ đây không cần thông qua Apple nữa. Chúng có thể bao gồm quyền truy cập email, ảnh, tài liệu, danh bạ và thông tin vị trí.
"Với thực tế là kho lưu trữ khóa mật mã đã bị xâm phạm và bị kiểm soát bởi một công ty bên thứ ba mà Trung Quốc yêu cầu Apple cho phép. Tôi chắc chắn rằng họ có thể lấy dữ liệu mà không cần thông qua Apple", Ross Anderson, một nhà nghiên cứu an ninh mạng tại Đại học Cambridge, cho biết.
Vậy đâu là lý do chính dẫn tới những quyết định này?
Tất nhiên, sự nhượng bộ này cũng chỉ có một lý do duy nhất mà thôi: Làm cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn tại thị trường đông dân nhất thế giới! Đây chỉ là một trong vài nhượng bộ của nhà sản xuất iPhone trong 5 năm qua để có thể tiếp tục kinh doanh ở đây. Theo tờ báo, chính sách đối với người dùng Trung Quốc của Apple đã được “nới lỏng” hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quyền riêng tư khắt khe với người dùng Mỹ.
Theo những thông tin mà mình thu thập được, sự nhượng bộ càng lớn, doanh thu của Apple tại thị trường này càng tăng. Trong quý tài chính đầu tiên tại Trung Quốc, doanh thu của Apple tại Trung Quốc là 21,313 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi bộ phận kinh doanh tại Châu Mỹ tăng trưởng chỉ khoảng 10%. Nhìn đi cũng phải nhìn lại, cũng không hẳn sự nhượng bộ làm cho hiệu suất doanh số của Apple tăng vượt trôi.
Để có được thành quả như thế này, công không nhỏ chính là nhờ việc Huawei đã ngã ngựa, mà điều này cũng liên quan đến sự đàn áp của chính quyền Mỹ đối với một trong những gã khổng lồ “căng thẳng” nhất Trung Hoa. Vào năm 2020, Mỹ đã liên tục ra đòn tấn công vào các công ty Trung Quốc cũng như cắt đứt chuỗi cung ứng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện thoại di động của gã khổng lồ Huawei. Do đó, thị trường cao cấp ở Trung Quốc đã trở thành bữa tiệc độc quyền của Apple.
Cũng theo nhiều chuyên gia kinh tế và công nghệ, không những nhượng bộ, nhiều năm trở lại đây, Apple cũng đã chiều theo Trung Quốc khá nhiều. Điển hình là theo New York Times, Apple cũng chủ động chặn các ứng dụng có thể khiến giới chức Trung Quốc tức giận, theo Thời báo New York. Hàng chục ngàn ứng dụng đã biến mất khỏi App Store từ năm 2017, nhiều hơn những gì được báo cáo. Tháng 8/2020, Viện nghiên cứu Qimai chỉ ra Apple xóa hơn 30.000 ứng dụng, trong đó 90% là game, tại đây.
Vẫn theo Thời báo New York, một nhân viên Apple tại trụ sở Cupertino, California (Mỹ) đã bị sa thải vì để lọt một ứng dụng của tỷ phú Guo Wengui (Quách Văn Quý) lên App Store. Guo Wengui bỏ trốn với cáo buộc tham nhũng vào năm 2014. Apple phủ nhận sự việc có liên quan tới ứng dụng. Nhân viên này đã khởi kiện Apple.
Mối quan hệ giữa Apple và Trung Quốc đã tồn tại hàng thập kỷ. Phần lớn chuỗi cung ứng của hãng đặt tại Trung Quốc, nơi sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Năm ngoái, công ty công nghệ lớn nhất toàn cầu đã thu về tới hơn 40 tỷ USD chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc. Như thế thì làm sao có thể không chiều chuộng “ông vua” này được???