Dell khẳng định hơn 90% các doanh nghiệp Việt Nam xem con người là tài sản giá trị nhất!

Duy An
2 năm trước
Cập nhật 2 năm trước
Nghiên cứu của Dell Technologies từ hơn 40 quốc gia cho thấy sau hai năm tăng tốc chuyển đổi số, các lãnh đạo doanh nghiệp đang chú ý hơn đến tầm quan trọng của nhân viên

Theo khảo sát mới nhất của Dell Technologies, sau hai năm tăng tốc chuyển đổi số, khoảng một nửa các lãnh đạo IT (công nghệ thông tin) tại Việt Nam (APJ: 45%) cho rằng doanh nghiệp của họ hiểu rõ hệ quả của việc chuyển đổi số nguồn nhân lực, nhưng sau quá trình chuyển đổi quá nhanh, nhiều nhân viên đang đối mặt với thử thách thích nghi và bắt kịp với những thay đổi. 43% (APJ: 67%) số người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng doanh nghiệp của họ đã đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của con người khi lên kế hoạch các chương trình chuyển đổi số.

Các kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp và người lao động đang cần thời gian để nghỉ ngơi, thích nghi và điều chỉnh trước khi bắt tay tiếp vào những dự án mới sau giai đoạn chuyển đổi số quá nhanh. Bất chấp những nỗ lực và tiến bộ to lớn trong vài năm qua, báo cáo nhấn mạnh khả năng chuyển đổi số vẫn còn tiềm năng vì 71% người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng sự phản kháng của nguồn nhân lực với sự thay đổi có thể dẫn đến thất bại. Hơn 53% (APJ: 62%) người tham gia khảo sát tại Việt Nam lo ngại họ sẽ tụt hậu trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh do thiếu người có đủ thẩm quyền / tầm nhìn để tận dụng cơ hội. Đây cũng chính là lý do mô hình as-a-Service (như một dịch vụ) trở thành lựa chọn có lợi cho nhiều doanh nghiệp.

Ông Amit Midha, Chủ tịch, khu vực châu Á – Thái Bình Dương & Nhật Bản, Nhóm giải pháp Thành phố số trên toàn cầu, Dell Technologies, chia sẻ: “Để xây dựng một tương lai tốt hơn và phù hợp cho tất cả mọi người, chúng ta cần nhìn nhận rằng thành công của doanh nghiệp và phúc lợi của nhân viên có mối quan hệ khắn khít. Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cho thấy việc chuyển đổi số bền vững chỉ xảy ra khi con người và công nghệ giao thoa với nhau. Để đạt được một bước tiến hiệu quả, các doanh nghiệp nên cân nhắc cách tiếp cận ba hướng. Đầu tiên, cung cấp cho nhân viên trải nghiệm làm việc bảo mật và đồng nhất, ở bất kỳ nơi nào họ làm việc, chứ không phải chỉ ở văn phòng. Thứ hai, hỗ trợ thúc đẩy năng suất làm việc bằng cách tăng cường khả năng của nhân viên với những công cụ công nghệ để giúp họ làm việc hiệu quả nhất. Cuối cùng, truyền cảm hứng cho nhân viên qua văn hóa đồng cảm (empathetic culture) và phong cách lãnh đạo đích thực (authentic leadership).”

Ông Vũ Trần, Tổng Giám đốc, Dell Technologies Việt Nam, cho biết: “Tương lai của môi trường làm việc đã dịch chuyển và sẽ còn tiếp tục thay đổi khi các đội nhóm và cá nhân tìm ra được quy trình phù hợp. Nền tảng của những mô hình làm việc kết hợp thành công sẽ thay đổi những trải nghiệm cá nhân hóa, đồng nhất và liền mạch; cũng như dựa trên chiến lược công nghệ thông tin lấy con người làm trung tâm. Nhân viên cần được cung cấp công cụ phù hợp để hoàn thành công việc, dù cho họ làm việc ở đâu, vào lúc nào. Các doanh nghiệp cần đảm bảo những công cụ và hạ tầng cần thiết luôn sẵn sàng để hỗ trợ nhân viên đạt được thành công.”

Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần phải  phân tích và xem xét trước khi bắt đầu dự án chuyển đổi số mới nhằm đảm bảo người lao động được hỗ trợ đầy đủ và hiểu rõ giai đoạn triển khai tiếp theo.

So sánh chỉ số sẵn sàng cho chuyển đổi số

Dell và các chuyên gia nghiên cứu hành vi độc lập đã nghiên cứu nhu cầu chuyển đổi số của những người tham gia khảo sát và phát hiện ra rằng chỉ có 7% người lao động tại Việt Nam – từ những lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, cho đến những người ra quyết định về công nghệ thông tin và nhân viên – đang theo đuổi các dự án hiện đại hóa. Hơn nữa, 35% người tham gia khảo sát từ Việt Nam đang chậm trễ hoặc không muốn chấp nhận thay đổi.

Sau đây là tỉ lệ của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay:

Điểm chuẩn đột phá

Số liêu APJ

Số liệu Việt Nam

1

Sprint (Tăng tốc): Sẽ theo đuổi đổi mới và đi trước thay đổi về công nghệ.

7%

7%

2

Steady (Ổn định): Sẵn sàng chấp nhận thay đổi về công nghệ được lựa chọn bởi người khác.

41%

58%

3

Slow (chậm): Có xu hướng ngập ngừng và quan sát/cân nhắc

46%

32%

4

Still (Trì trệ): Có xu hướng tránh né các vấn đề và phản kháng những đổi mới về công nghệ được đề xuất dựa trên những rủi ro mà bản thân đưa ra.

6%

3%

Nghiên cứu đưa ra định hướng và chỉ ra các cơ hội để doanh nghiệp tập trung và bắt kịp với những thay đổi, đột phá xảy ra tại giao điểm giữa con người và công nghệ qua ba yếu tố sau: 

1. Kết nối

Các doanh nghiệp đã có những bước tiến lớn trong viêc kết nối, làm việc nhóm, và vận hành doanh nghiệp trực tuyến trong thời kỳ đại dịch. Nhưng như vậy là chưa đủ.

72% (APJ: 77%) người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ cần doanh nghiệp cung cấp các công cụ và hạ tầng cần thiết để làm việc ở bất kỳ đâu (bao gồm cả quyền tự do lựa chọn cách thức làm việc mong muốn). Trên thực tế, họ lo lắng nhân sự của mình có thể bị tụt hậu khi không có được những công nghệ phù hợp để chuyển đổi sang mô hình phân tán cao (mô hình mà công việc và máy tính không diễn ra tại một trung tâm làm việc, thay vào đó sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi).

Chỉ riêng công nghệ là không đủ. Các doanh nghiệp cũng cần phải tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả mọi người với nhu cầu, sở thích và trách nhiệm khác nhau, bao gồm những điều bên dưới mà 75% nhân viên tham gia khảo sát tại Việt mong muốn doanh nghiệp thực hiện: 

  • Xác định cam kết rõ ràng với việc sắp xếp môi trường làm việc linh hoạt và dựa trên thực tiễn để đạt được hiệu quả
  • Trang bị cho các cấp quản lý công cụ để quản lý đội ngũ từ hiệu quả và công bằng
  • Trao quyền cho nhân viên lựa chọn cách thức làm việc mong muốn và cung cấp những công cụ / hạ tầng cần thiết.

2. Năng suất

Thời gian của chúng ta đều có giới hạn và hiện nay có quá ít ứng viên đạt tiêu chuẩn cho những vị trí đang ứng tuyển. Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp có thể giao những công việc có tính lặp lại cho các quy trình tự động để nhân viên có nhiều thời gian thực hiện những công việc mang đến nhiều giá trị hơn.

Hiện nay, chỉ 34% những người tham gia khảo sát tại Việt Nam chia sẻ rằng công việc của họ rất thú vị và không lặp lại. Với cơ hội tự động hóa những công việc mang tính lặp lại, gần 79% người tham gia khảo sát kỳ vọng được trau dồi những kỹ năng và công nghệ mới, như các kỹ năng lãnh đạo, các khóa học về máy học (machine learning), hoặc tập trung hơn vào những cơ hội chiến lược để nâng cao vai trò của bản thân.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp với kinh phí giới hạn đang lo ngại họ sẽ không thể phát triển lực lượng lao động và năng lực cạnh tranh.

3. Đồng cảm

Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một văn hóa xem nhân viên như nguồn lực quý báu nhất của doanh nghiệp về sự sáng tạo, cũng như giá trị, dưới sự dẫn dắt của những lãnh đạo có sự đồng cảm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp còn rất nhiều việc cần làm và sự đồng cảm phải trở thành nền tảng để đưa ra quyết định phù hợp, từ đơn giản hóa công nghệ cho hơn 60% người tham gia khảo sát cảm thấy bị ngộp bởi những công nghệ phức tạp, cho đến điều chỉnh các chương trình chuyển đổi sao cho phù hợp với kỹ năng của các cá nhân.

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập