article detail

Giải mã màn hình OLED! "Sống thọ" hơn xưa rất nhiều

Duy An
1 năm trước
Cập nhật 1 năm trước
Tuy có khả năng hiển thị vượt trội nhưng tấm nền OLED vẫn tồn tại các điểm yếu chết người như burn-in và các nhà sản xuất đã có nhiều động thái để khắc phục vấn đề này.

Màn hình OLED có những ưu điểm vượt trội khi so sánh với một màn hình LED thông thường có thể kể đến như. Độ chuẩn xác màu cao hơn, độ tương phản cao, đạt được màu đen tuyệt đối góc nhìn rộng hơn và có thể bẻ gập uống cong. Tuy vượt trội là vậy nhưng màn hình OLED vẫn có những điểm yếu hiện hữu như độ sáng thấp hơn so với màn hình IPS LED cùng phân khúc và đặc biệt là tình trạng burn-in có thể làm hỏng cả một điểm ảnh trên màn hình

Hiện tượng burn-in là gì? Hậu quả của burn-in lên màn hình của anh em

OLED là viết tắt của Organic Light Emitting Diode. Bởi vì các vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng các tấm nền này là hữu cơ, chúng sẽ xuống cấp theo thời gian. OLED là công nghệ tự phát xạ, có nghĩa là không cần đèn nền. Mỗi pixel tạo ra ánh sáng riêng, ánh sáng này sẽ dần dần mờ đi trong suốt tuổi thọ của sản phẩm. Hiện tượng burn-in (hoặc lưu ảnh vĩnh viễn) của OLED đề cập đến sự suy thoái dần dần của các điểm ảnh. Việc lưu giữ hình ảnh vĩnh viễn trên màn hình OLED là do sự suy giảm không đồng đều của các điểm ảnh mà màn hình hiển thị. Nó xảy ra khi một tập hợp pixel cụ thể bị suy giảm ở một tốc độ khác với những pixel xung quanh chúng.

Một chiếc IPhone với màn hình OLED bị burn-in

Các hình ảnh tĩnh được hiển thị quá lâu trong một khu vực nhất định của màn hình sẽ lưu lại điểm ảnh mờ trên màn hình và lâu dần điều này có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến khả năng hiển thị của màn hình. 

Cách các nhà sản xuất tăng "tuổi thọ" của màn hình OLED

Khi nói đến các tính năng do các nhà sản xuất cung cấp để chống hiện tượng burn-in, có ba cách tiếp cận chính: di chuyển hình ảnh, làm mờ các phần hình ảnh tĩnh cố gắng đảm bảo rằng tất cả các pixel trong hình ảnh có tuổi đời ít hơn hoặc bằng nhau để các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các yếu tố hình ảnh tĩnh không quá ảnh hưởng đến trải nghiệm hiển thị của người dùng. 

Pixel shifting - Di chuyển các hình ảnh liên tục 

Một trong những kỹ thuật đầu tiên vẫn được áp dụng rộng rãi trên các tầm nền OLED ngày nay là di chuyển các pixel theo một quỹ đạo nhất định. Về cơ bản, điều này liên tục bao quanh hình ảnh xung quanh một hoặc hai pixel để không có pixel nào trong bảng OLED được hiển thị với nội dung hình ảnh giống hệt nhau. Đa số các màn hình OLED hiện nay đều mặc định được nhà sản xuất trang bị tính năng này.

Giảm cường độ hiển thị của ảnh tĩnh

Một cách khác để chống burn-in đang ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây là làm mờ hình ảnh ở một khoảng màn hình nhất định. Các nhà sản xuất sẽ phân tích hình ảnh để xác định các hình ảnh tĩnh và giảm nhẹ độ sáng và cường độ sáng của khu vực đó của. LG - người đi tiên phong trong lĩnh vực màn hình OLED đã phát minh ra tính năng này và kể từ đó nhiều nhà sản xuất đã chọn hướng đi này cho màn hình OLED của mình. 

Giới hạn độ sáng màn hình ở mức thấp

Cũng tương tự như làm mờ hình ảnh hay giảm độ sáng ở một khoảng nhất định thì nhiều nhà sản xuất chọn cách tự động giới hạn độ sáng của màn hình ở một mức nhất định để tăng tuổi thọ cho tấm nền. Tuy nhiên, cách làm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng và không quá phổ biến trong các nhà sản xuất màn hình.

Công nghệ độc quyền của Samsung Samsung sẽ sử dụng một thuật toán để xác định ra các điểm ảnh đã bị giảm chất lượng trong quá trình dài sử dụng và tăng lượng điện được cấp cho các điểm ảnh này. Điều này sẽ đảm bảo các điểm ảnh này vẫn sẽ duy trì được độ chuẩn xác màu sắc cũng như vẫn có độ sáng như một điểm ảnh thông thường.

Màn hình OLED hiện nay đã đủ "độ chín"

Các giải pháp được những nhà sản xuất đưa ra chỉ là một cách tạm thời để hạn chế hiện tượng burn-in mà thôi điểm cốt lõi ở đây vẫn là nâng cao chất lượng ban đầu của các điểm ảnh. Đáng mừng là những phát triển công nghệ gần đây trong các tấm nền OLED đã hạn chế hiện tượng hiện tượng burn-in xuống mức thấp nhất có thể. Chìa khóa của việc hạn chế burn-in là quản lý nhiệt. Nhiệt là yếu tố góp phần cốt lõi vào sự lão hóa của vật liệu hữu cơ của OLED. Một số nhà sản xuất OLED còn thêm cả bộ tản nhiệt thụ động riêng cho các màn hình OLED cao cấp nhằm giảm thiểu hiện tượng này.

Do đó việc lựa chọn một chiếc màn hình OLED bây giờ đã quá hợp lí cho anh em và một số nhà sản xuất laptop đã trang bị tấm nền OLED cho các mẫu máy của mình như Asus, Razer,.. Việc này sẽ đem đến trải nghiệm hiển thị tốt nhất có thể cho người dùng và tách biệt hẳn những mẫu laptop này so với một chiếc laptop có màn hình IPS thông thường. 

Tuy nhiên công nghệ màn hình OLED trên những mẫu laptop cũng có một đối thủ cạnh tranh đáng gờm là những chiếc màn hình MiniLED đã được trang bị trên những mẫu Macbook Pro. MiniLED vẫn đem đến một độ tương phản cao, dải màu tốt và thậm chí có độ sáng tối đa cao hơn khi so sánh với màn hình OLED.

Thảo luận (1)
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập