Hà Đình Minh: "Trai thẳng siêu cuốn hút khiến bao nhiêu anh em trong cộng động LGBT sayme"

Thành Bùi
3 năm trước
Cập nhật 6 tháng trước
Hà Đình Minh (2007) sinh ra tại vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa Chàng trai LGBT tìm bạn đời mạnh mẽ, bản lĩnh

Hà Đình Minh sinh năm 2007, ngoại hình cute, dáng cao ráo, quê ở Thanh Hóa.

Mình công tác trong lĩnh vực du lịch, khách sạn ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chưa về với gia đình vì nhiều lý do. Từng trải qua hai mối tình (một người Việt và một người ngoại quốc), sau đó mình nhận ra phải sống tốt và yêu bản thân trước thì mới có thể yêu và chăm sóc cho người khác. Tính đến nay mình cô đơn được hơn 3 năm rồi.

Mình hướng nội, biểu hiện qua việc yêu động vật, yêu thiên nhiên, thích trồng và chăm sóc cây cối. Mình ước mơ có một căn nhà nhỏ cách xa thành thị với vườn rau, hoa và cây ăn trái xung quanh, thêm cả đàn gà và ao cá và mấy con cún. Được hít thở bầu không khí trong lành và ăn những thứ rau sạch tự trồng, với mình đó là hồng phúc không phải ai cũng có được.

Không giống hầu hết các bạn LGBT khác, mình không mạnh mẽ, không khéo ăn nói, không giỏi kiếm tiền, cũng không có nhiều tham vọng. Mình sống khá tiết kiệm vì tiền kiếm được phần lớn phụ giúp gia đình. Mình giản dị cả về quần áo lẫn trong việc ăn uống hàng ngày.

Trong mắt mọi người, có thể mình yếu đuối, hay mộng mơ, và thật sự có lúc mình cũng từng nghĩ bản thân như vậy. Nhưng sau tất cả, mình biết rằng sâu trong mình là một trái tim hiểu rõ giá trị của sự bình yên và khát khao về một cuộc sống giản đơn, không mưu cầu vật chất và danh lợi.

Mình vẫn tin đâu đó trên thế giới này sẽ có bạn - người hiểu mình, mạnh mẽ, bản lĩnh hơn mình, đủ để che chở cho mình trước những áp lực của cuộc sống hiện đại. Khi đó mình tin mình sẽ trở thành hậu phương vững chắc cho bạn, là người chăm sóc cho chốn bình yên đó và đợi bạn về bên mâm cơm vẫn còn nóng.

Mong chúng ta sớm tìm được nhau.

Với mức giá này, người dùng sẽ được sở hữu cấu hình Intel Core i5-10400 với 6 nhân 12 luồng, bộ nhớ RAM 8GB, ổ cứng SSD 512GB NVMe. Nếu đối chiếu với các dòng máy dành cho doanh nghiệp khác, đây sẽ là cấu hình tốt hơn hẳn, trong khi chất lượng phần cứng đồng bộ của các nhà sản xuất là tương đương. Người dùng sẽ chỉ có thể sở hữu những chiếc máy tính đồng bộ khác với cấu hình Intel Core i5 tương tự, bộ nhớ RAM 8GB, tuy nhiên chỉ được lắp sẵn HDD dung lượng 1TB. 

À thêm một yếu tố nữa mà chiếc ExpertCenter càng trở nên đáng giá hơn, đó là chiếc máy này sở hữu card Wi-Fi Intel AX200, hỗ trợ kết nối Wi-Fi 6 nhanh nhất hiện nay. Đây là điểm mà hiếm có chiếc máy tính đồng bộ nào ở mức giá 13 triệu có được. Thêm nữa, với những chiếc máy tính đồng bộ, các hãng sản xuất, cụ thể ở đây là ASUS, luôn có một chương trình kiểm tra tổng thể trước khi xuất xưởng, vậy nên chiếc máy khó có thể gặp những lỗi về phần cứng như việc tự chúng ta phải lắp ráp các linh kiện với nhau.

Cổng kết nối dồi dào, ưu thế mà không phải máy tính bàn nào cũng có

Không lê thê về cấu hình nữa, giờ là về hệ thống cổng kết nối. Là máy tính bộ hướng tới doanh nghiệp, ASUS ExpertCenter D7 có hệ thống cổng kết nối dồi dào, mặt trước gồm 6 cổng USB-A 3.2 Gen 1, một cổng USB-C 3.2 Gen 1, chân jack tai nghe 3.5mm, jack microphone, và hơn hết là đầu đọc thẻ nhớ SD và Smartcard, tuy nhiên đầu đọc thẻ này chỉ là tùy chọn, nên không phải phiên bản nào được bán ra cũng có đầu đọc thẻ này. Một điểm nữa mà chúng ta phải chú ý về cổng kết nối mặt trước, đó chính là thay vì sử dụng hệ thống cổng IO gắn ngoài như những dòng máy tính khác, các cổng này được tích hợp sẵn trên mainboard, tăng tối đa sự ổn định trong quá trình sử dụng

Sang đến mặt sau, chúng ta sẽ có tới 4 cổng USB 2.0, dùng cắm các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, máy in…ở dải tín hiệu số (Digital), bên cạnh đó là hai cổng PS/2 dành cho chuột và bàn phím, cổng xuất hình HDMI 1.4, cổng DisplayPort 1.2, cổng D-sub mà chúng ta vẫn hay gọi là cổng VGA xuất tín hiệu màn hình Analog, cổng mạng RJ-45 và cuối cùng là 3 cổng âm thanh quen thuộc mà gần như chiếc máy tính nào cũng có. Ngoài ra là hai cổng giao tiếp song song (Parallel) và cổng COM, tất nhiên đây chỉ là hai cổng kết nối tùy chọn, nên có thể sẽ không có ở phiên bản sản phẩm khác.

Phong cách thiết kế phù hợp với môi trường doanh nghiệp hay cơ sở giáo dục

Sơ lược về cấu hình và cổng kết nối là vậy, còn thiết kế thì sao? Bạn sẽ có một chiếc máy tính đồng bộ nhỏ gọn, tối giản, và tất nhiên, không quá màu mè. Nghe thì có vẻ nhàm chán, nhưng nếu đặt trong môi trường doanh nghiệp hay các cơ sở giáo dục, họ sẽ cần một thiết bị nhỏ gọn, vừa là để tiết kiệm không gian làm việc của một cá nhân, cũng vừa để ghép được nhiều người trong cùng một phòng có diện tích không quá lớn. Ngoài ra, kích cỡ Mini Tower này cũng vô cùng vừa vặn để đặt vào những Rack Server nhằm khắc phục sự cố ngoài ý muốn một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, về ngoại quan máy, ASUS ExpertCenter D7 sử dụng bộ khung nhôm liên mạch, lớp vỏ được sơn lớp tĩnh điện đen một cách đơn giản. Tuy nhiên, mặt trước lại chỉ sử dụng vật liệu nhựa cứng, điều này cũng là để tránh cho việc tín hiệu anten cho card Wi-Fi tích hợp không bị nhiễu sóng, một hướng đi đúng đắn tới từ những nhà thiết kế tới từ ASUS.

Vượt trội về khả năng mở rộng phần cứng cho những công việc đặc thù

Tối giản hóa đang dần trở thành xu hướng chung trong đời sống hàng ngày, nhất là với những người cuồng tín xu thế “Minimalism”, vậy nên những chiếc máy tính bàn dần trở nên nhỏ hơn, gọn hơn, dần mang hơi hướng mini PC hơn, tất nhiên là không thể nâng cấp được phần cứng của mình. Nhưng tuy nhiên, ASUS lại đi theo hướng khác biệt, với chiếc Mini Tower của mình. Đúng là kiểu dáng của chiếc ExpertCenter D7 gọn hơn, tinh tế hơn so với những đối thủ khác, chiếc máy này vẫn có phần khiến người ta cảm thấy “hơi” cồng kềnh. Máy có bề rộng khá lớn, hơn hẳn so với một số mẫu máy tính đồng bộ khác. Nhưng chính việc thiết kế rộng hơn lại khiến chiếc ExpertCenter D700MA có nhiều lợi thế hơn.

Đầu tiên phải kể tới mainboard. Đây là mainboard đồng bộ, với sắc xanh lá quen thuộc, thiết kế theo dạng mATX khổ vuông. Mainboard này có bố trí các tụ điện, VRM ở mức hợp lý, vừa đủ để duy trì hiệu năng của toàn bộ hệ thống phần cứng. Tiếp đến là khu vực RAM. ASUS đã vô cùng hào phóng khi để chiếc máy tính của mình có 4 khe RAM, mở rộng tới 128GB DDR4 với tốc độ tối đa là 2933MHz. Khi mở thùng máy ra, chắc hẳn nhiều người sẽ tặc lưỡi vì chiếc máy này chỉ lắp vỏn vẹn một khe RAM 8GB, và nghĩ rằng việc chỉ chạy một RAM với kênh đơn là không ổn. 

Tuy nhiên, khi hiểu được nhu cầu thực tiễn, cũng như tính chất thực sự của một chiếc máy hướng tới lĩnh vực chuyên biệt trong doanh nghiệp, hay thậm chí là thiết bị vận hành cho máy móc sản xuất, thì việc chạy kênh đơn hay kênh đôi cũng không phải là quá quan trọng. Về ổ cứng lưu trữ, ASUS ExpertCenter không những sở hữu 3 cổng Sata 3 với tốc độ truyền 6Gb/s, mà còn có 2 khe cắm SSD M.2, hỗ trợ chuẩn NVMe. Quả thực khả năng mở rộng ổ cứng cũng vô cùng tuyệt vời, phục vụ cho nhu cầu lưu trữ thông tin hay hệ điều hành chuyên biệt phục vụ các quá trình điều khiển tự động, sản xuất hàng loạt.

Sơ lược thì như vậy, nhưng ASUS ExpertCenter D7 còn có những vị trí khác có thể gắn thêm thiết bị được mà chúng ta có lẽ nên lưu tâm. Trước tiên là cổng PCIe 3.0 x16. Tại sao lại trang bị cho chiếc máy cổng cắm này. Ban đầu, mình chỉ đơn thuần nghĩ rằng, vị trí này sẽ dùng để lắp card đồ họa, nhằm phục vụ nhu cầu Multimedia. Nhưng không chỉ có vậy, băng thông x16 cũng là nơi vô cùng phù hợp để lắp thêm các thiết bị mở rộng cổng kết nối, giả dụ như có thể lắp các thiết bị chuyên biệt cho sản xuất, lập trình tự động mà cần băng thông cao, hoặc thậm chí là lắp SSD tốc độ cao chạy ở RAID 0-1-10, đảm bảo về lưu trữ dữ liệu và duy trì hệ thống vận hành. Hai cổng PCIe 3.0 x1 sẽ phù hợp cho mở rộng cổng cắm, thiết bị mạng, hay các thiết bị kiểm tra, tuy nhiên cần lượng băng thông ít hơn. Cuối cùng là khe PCI x8 có phần hơi cũ kỹ, tất nhiên sẽ được sử dụng với chức năng tương tự ba cổng PCIe kể trên, phù hợp cho các thiết bị mở rộng thế hệ cũ, vẫn thường được sử dụng ở nhiều cơ sở hay văn phòng.

Chiếc máy tối ưu cho các hệ thống nhà máy sản xuất

ExpertCenter là chiếc máy sinh ra cho khách hàng doanh nghiệp, nhưng nó lại không thực sự là chiếc máy phù hợp cho mảng làm việc văn phòng. Tại sao mình lại có nhận định như vậy? Trước tiên, phải nói tới nhu cầu làm việc văn phòng trong khối doanh nghiệp cần có những gì. Giả dụ, chúng ta cấp một thiết bị máy tính đồng bộ cho kế toán, chiếc máy đó sẽ cần phải có những tính năng bảo mật dữ liệu cực kỳ chặt chẽ, thêm vào đó, máy tính dành cho kế toán cần phải có một CPU cực mạnh để xử lý các hàm tính toán phức tạp trong các doanh nghiệp, nhưng với Chipset B460 mà chiếc máy đang sở hữu, đây không thực sự là lựa chọn lý tưởng. 

Chipset B460 không thực sự lý tưởng trong vấn đề bảo mật

Vậy thì chiếc máy đồng bộ này sẽ thực sự dành cho ai? Như đã nói ở trên, đây là chiếc máy tối ưu cho các hệ thống sản xuất, nhưng tại sao lại vậy? Nếu như để ý kỹ hơn, chiếc máy này có hai dạng cổng kết nối mà gần như ít khi chúng ta thấy trên các hệ thống máy tính hiện tại, đó là cổng Parallel và cổng COM. Nhiều người chưa hiểu được công dụng của hai loại cổng này có giá trị như thế nào trong lĩnh vực sản xuất. Với cổng Parallel, đây là cổng kết nối được sử dụng rất nhiều cho các máy in dân dụng hay máy scan vào trước những năm 2010, trước khi có sự lên ngôi của những dòng máy in sử dụng cổng USB 2.0 hay cổng RJ-45, thậm chí là qua Wi-Fi như giờ đây. Nhưng trên hết, với việc có thể kết nối với máy in, cổng Parallel vô cùng phù hợp khi sử dụng cho các hệ thống máy in công nghiệp, sản xuất các loại vải bạt, in standee….một cách ổn định cả về mặt kết nối lẫn phần cứng.

Ngoài ra, Parallel cổng sử dụng để kết nối các máy tính với nhau để truyền dữ liệu, tuy nhiên chúng phải được hỗ trợ từ hệ điều hành hoặc phần mềm, giống như cách mà người dùng có thể cắm 2 chiếc MacBook với nhau qua cổng C để truyền dữ liệu vậy. Dĩ nhiên, do sử dụng tín hiệu Analog, tốc độ truyền tải sẽ chậm, tuy nhiên lại hiệu quả cao về tính ổn định trong đường truyền. Thêm một điều nữa mà Parallel trên chiếc ExpertCenter này mang lại giá trị cho doanh nghiệp, đó là cổng kết nối này có thể xác nhận bản quyền phần mềm, ứng dụng chuyên biệt của doanh nghiệp, tránh trường hợp bị sao chép, đánh cắp.

Tiếp đến là cổng COM, hay nhiều người gọi là Cổng nối tiếp. Loại cổng kết nối này ít khi được người dùng phổ thông hay khối văn phòng sử dụng, nhưng với các hệ thống nhà máy, đây lại là cứu cánh cực kỳ vững chãi. Cổng COM có khả năng kết nối với các thiết bị điều khiển tự động hóa vốn tồn tại từ hàng chục năm trước. Sự thiếu vắng cổng COM ở nhiều máy tính hiện thời đều khiến cho việc điều khiển, vận hành trên các thiết bị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Bộ nguồn hiệu suất cao cũng là điểm đáng để chú ý. Phải nói rằng, rất hiếm những chiếc máy tính đồng bộ sử dụng bộ nguồn có chuẩn 80 Plus Platinum trên thị trường hiện nay. Việc trang bị những tụ điện đặc trên mainboard, cùng bộ nguồn 300W công suất thực với chứng nhận 80 Plus Platinum sẽ giúp chiếc ExpertCenter D7 hoạt động bền bỉ, trơn tru, liên tục khi phải vận hành hệ thống máy móc trong xưởng chế tạo, sản xuất.

Một điểm nữa mà có thể ít người sẽ quan tâm, đó là việc ASUS ExpertCenter được chứng nhận chuẩn độ bền quân đội MIL-STD-810G. Thoạt nghe có vẻ như đây chỉ là cách mà ASUS sử dụng để marketing cho sản phẩm của mình, tuy nhiên, hãng đã thử nghiệm sản phẩm của mình trong các bài kiểm tra về rung lắc, nhiệt độ hay độ ẩm cao, máy đều cho ra kết quả tốt. ASUS ExpertCenter D7 quả thực sẽ là một sản phẩm phù hợp trong môi trường các nhà xưởng sản xuất, khi có môi trường khắc nghiệt về cả độ rung lắc, độ ẩm, hay thậm chí là sốc nhiệt. Cũng vì lẽ đó, máy sử dụng các ổ cứng SSD thể rắn thay vì ổ cứng cơ truyền thống, nhằm tránh tác động vật ý, làm ổ cứng cơ hỏng hóc, không thể vận hành.

Chính vì thế, một chiếc máy hiếm hoi có thể đảm nhận vị trí sản xuất, tương tác và kết nối ổn định với thiết bị máy móc, điện tử như ExpertCenter đây sẽ vô cùng phù hợp cho các hệ thống nhà máy sản xuất, điều khiển tự động. Nhưng tất nhiên, nếu như người dùng văn phòng phổ thông cần thiết, đây vẫn là một thiết bị vô cùng phù hợp để làm việc.

Đâu là điều thực sự khiến chiếc máy tính đồng bộ của ASUS trở nên khác biệt

Giữa một thị trường đang bão hòa về cả phần cứng máy tính lẫn thiết kế, kiểu dáng từ những chiếc máy đồng bộ cho tới những chiếc máy tính bàn tự lắp ráp, thứ quyết định tất cả lại ở…dịch vụ hậu mãi. Nhưng trước tiên, phải kể đến thứ chức năng quyết định cho một chiếc máy tính dành cho doanh nghiệp, đó là khả năng bảo mật. Máy tính đồng bộ hướng tới doanh nghiệp như ExpertCenter sẽ được trang bị khoá Kensington để không thể đánh cắp máy hoặc Pad Lock để khóa chống xâm nhập vào khung máy. Bên cạnh đó, những dòng máy ASUS ExpertBook hay ExpertCenter nói chung và ExpertCenter D7 nói riêng sẽ có thêm khả năng khoá đọc ghi dữ liệu trên máy, khoá đọc dữ liệu từ ổ USB để tránh bị lấy cắp dữ liệu ra ngoài, thông qua ASUS Bussiness Manager đi kèm. 

Máy sẽ được trang bị Module TPM, Module bảo mật khoá ổ cứng phòng từ trường hợp bị đánh cắp phần cứng lưu trữ dữ liệu như ổ cứng. Với module TPM thì ổ cứng sẽ bị mã hoá, bạn không thể lấy dữ liệu ra khỏi ổ cứng theo cách thông thường được. Tất nhiên, so với dòng chipset thuần doanh nhân như Q470, thì mức độ bảo mật trên B460 cũng sẽ không cao bằng, như mình đã nói ở trên.

Yếu tố bảo mật cũng được củng cố ở tùy chọn kèm theo khe gắn thẻ thông minh SmartCard. SmartCard sẽ giúp chiếc máy giữ các khóa mã một cách an ninh, và cũng để thêm một lớp nữa cho việc mã hóa các phần quan trọng nhất của đĩa cần bảo mật. SmartCard cũng được dùng cho việc xác nhận và cho phép truy cập đến các máy tính mà không cần phải sử dụng thêm một phương tiện nào khác như mật khẩu,… Đây có thể nói là ứng dụng cực hữu ích đối với khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, SmartCard lại khá ít được dùng rộng rãi tại Việt Nam.

Quay trở lại với gói dịch vụ hậu mãi. ASUS ExpertCenter D7 sẽ được bảo hành 2 năm tại ASUS Việt Nam, với năm đầu là bảo hành Onsite, kỹ sư ASUS sẽ tới tận nơi để khắc phục, xử lý sự cố và bảo bảo hành sản phẩm. Nếu như so với Dell hay HP, chế độ hậu mãi của ASUS cho các sản phẩm doanh nghiệp có phần tốt và tối ưu hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể thỏa thuận thêm với ASUS để mở rộng gói bảo hành. Chính những chính sách hậu mãi như này, ASUS ExpertCenter nói chung và chiếc ExpertCenter D700MA nói riêng này có ưu thế hơn so với các đối thủ cùng phân khúc cả về cấu hình lẫn dịch vụ.

Với cá nhân mình, 13 triệu đồng là con số mà mình có thể bỏ ra để tự ráp một bộ máy tính có cấu hình tương đương nhưng có giải pháp tản nhiệt tốt hơn, hay có thể sở hữu cấu hình cao hơn so với chiếc ASUS ExpertCenter D700MA này. Tuy nhiên, nếu như đánh đổi cấu hình để có sự ổn định khi sử dụng lâu dài, sự đồng nhất về phần cứng, hỗ trợ phần mềm chuẩn từ hãng và chế độ bảo hành nhanh chóng, nghiêm ngặt, mức giá 13 triệu đồng này lại cực kỳ xứng đáng.

Quan điểm của bạn đọc về chiếc máy tính đồng bộ tới từ ASUS này thì sao? Hãy cùng comment phía dưới để cho chúng mình biết thêm nhé.

Thảo luận (1)
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập