Radeon RX 6000 series sắp lên kệ và những điều bạn cần biết
Năm 2018, RX 5000 series chỉ có thể so sánh với những mẫu card tầm trung của Nvidia. Nhưng chỉ vài ngày nữa thôi, RX 6000 series của AMD sẽ chính thức đe doạ trực tiếp đến ngôi vị card đồ chơi game mạnh nhất của Nvidia.
Những ngày cuối tháng 10, AMD đã công bố các dòng card Radeon mới bao gồm: RX 6800, 6800XT và RX 6900XT với mức giá lần lượt là 580$, 650$ và 999$ - thấp hơn khá nhiều so RTX 3000 của Nvidia. AMD cũng tự tin tuyên bố rằng card đồ hoạ mới của họ sẽ có hiệu năng ngang ngửa hoặc thậm chí đánh bại chiếc RTX 3090 đắt giá của Nvidia đang có giá 1500$. Tuy nhiên, phải đợi đến khi Radeon RX 6000 đến được tay người dùng thì chúng ta mới có được câu trả lời chính xác.
Nhưng chúng ta không cần phải đợi đến lúc đó để biết được những điều sau đây…
NVDIA ĐANG RUN SỢ TRƯỚC AMD RDNA2?
Trước khi phân tích về AMD, chúng ta hay cũng xem xét động thái của phía đội xanh. Dường như Nvidia đang làm tất cả để cản bước tiến của AMD ngay trước khi Big Navi được ra mắt. Vội vã ra mắt RTX 3000 series khi các nhà sản xuất card đồ hoạ chưa thực sự sẵn sàng. Bằng chứng có thể thấy rõ nhất chính là những báo cáo về crash game vừa qua cùng với sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường cho thấy vài điều bất ổn trong cách làm việc của Nvidia.
Về mức giá, trong khi RTX 3090 có mức giá cao ngất ngưởng thì RTX 3070 và 3080 lại có giá rất mềm, đủ để game thủ có thể có thể nâng cấp ngay trong dịp lễ cuối năm mà không phải mất một khoảng thời gian dàin để “gom lúa”. Một nước đi đầy tham vọng của Nvidia khi cố gắng lấp đầy thị phần của mình ở cả 3 phân khúc, tầm trung, cận cao cấp và cao cấp, và cũng nhằm bít cửa vào của RX 6000 ngay từ “chỗ gửi xe”.
TỔNG QUAN VỀ RDNA2/BIG NAVI
- Lên đến 80 CUs / 5120 shaders
- Hiệu năng tăng 50% trên mỗi watt điện
Mọi thế hệ Gpu được xây dựng từ một kiến trúc lõi, và mỗi kiến trúc lõi lại được cải tiến từ thế hệ trước đó. Đó là một quá trình lặp lại không bao giờ thực sự kết thúc. Kiến trúc GCN của AMD trải dài từ những chiếc HD7000 vào năm 2012 và kết thúc ở VEGA và Radeon VII vào năm 2019. Kiến trúc RDNA ra mắt vào năm 2019 với những chiếc AMD RX5000 với những cải tiến lớn về hiệu suất tổng thể và RDNA 2 tiếp tục bước tiến đó trong những tháng cuối năm 2020 này.
Sự thay đổi lớn nhất của AMD khi chuyển đổi từ GCN sang RDNA là việc phân phối lại tài nguyên, cách thức xử lý của các tập lệnh. Nói một cách khác, RDNA không phải là một cấu trúc hoàn toàn khác mà nó vẫn dựa theo những gì đã có từ GCN. Tập lệnh giống nhau, nhưng cách thức để gửi và thực thi các tập lênh đã có sự thay đổi. RDNA cũng bổ sung thêm việc hỗ trợ các shader nguyên thuỷ, một thứ đã có mặt trên kiến trúc GCN và nó chưa bao giờ được sử dụng trước đó do một vài lý do phức tạp.
Cùng một vài thay đổi về số luồng xử lý, các đơn vị thực thi lệnh, AMD đã thành công trong việc mang đến một hiệu năng tương đương với thế hệ trước đó nhưng lại chỉ sử dụng ít hơn đến 3 lần số lượng nhân, ít hơn 2 nửa băng thông bộ nhớ và ít hơn 25% hiệu năng. Ví dụ, Radeon VII nhỉnh hơn 1-2% hiệu năng nhưng sử dụng tới 300W trong khi RX 5700XT chỉ là 225W.
Quay trở lại với RDNA2, những bổ sung trong lần này của AMD cho một kiến trúc mới là hỗ trợ Ray Tracing – Variable Rate Shading (VRS), DirectX 12 Ultimate và đặc biệt là bộ nhớ đệm vô cực 128MB tối ưu băng thông bộ nhớ và giảm độ trễ.
Chắc chắn đó chưa phải là tất cả những gì mà AMD thực sự làm với RDNA 2 khi họ tự tin khẳng định hiệu suất trên mỗi watt sẽ tăng lên 50% so với RDNA. Nhưng đó cũng là điều họ đã làm được khi đi từ GCN lên RDNA.
Điều đó chưa khẳng định được rằng bạn sẽ có một chiếc card đồ hoạ thế hệ mới với bước nhảy vọt về hiệu năng. Nhưng RDNA 2 có thể đem lại một hiệu năng tương đương RDNA 1 nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn như năng lượng, băng thông bộ nhớ v.v…
Nếu AMD sẽ đủ tham vọng để làm cả 2 thứ cùng một lúc, vậy thì chúng ta có thể mong đợi sẽ có nhiều hơn nữa những chiếc card đồ hoạ mạnh mẽ hơn, hoặc tiết kiệm điện hơn và những giải pháp kết hợp của cả 2 giống như họ đã làm với RX 6900XT, 6800XT và 6800. Cùng với khả năng dò tia VRS, đó là bậc thang đưa AMD tiến gần đến đỉnh cao của Nvidia.
Các RDNA2 trên AMD sẽ chứa một bộ Ray Accelerator trên mỗi CU, cách tiếp cận khá giống với Nvidia tuy nhiên sự so sánh là không rõ ràng. Trong khi AMD tuyên bố Ray Accelerator sẽ tăng tốc tính toán nhanh gấp 10 lần so với giải pháp đổ bóng truyền thống. Điều đó cho thấy nó khá tương đồng với hiệu suất trên Turing hơn là Ampere.
Bộ đệm vô cực có lẽ là thay đổi thú vị nhất trên RDNA2, với bộ nhớ đệm khổng lồ 128MB (L3 hoặc là L4), RDNA2 có thể giữ lại rất nhiều tài nguyên như bộ đệm frame, bộ đệm z và những texture gần nhất. Điều đó sẽ giảm đáng kể độ trễ cũng như băng thông bộ nhớ được sử dụng. AMD cũng rất tự tin khi nói rằng họ sẽ sử dụng băng thông bộ nhớ GDDR6 14Gbps hiệu quả gấp 2.17 lần trước đây.
Bộ đệm vô cực có thể đóng góp thêm vào hiệu quả tính toán của Ray Tracing. Trên GPU của Nvidia, chúng ta có thể thấy băng thông bộ nhớ ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân RT nhưng đó cũng là nguyên nhân làm tăng độ trễ bộ nhớ. Có thể đó là lý do mà AMD vẫn đang úp mở về hiệu suất của Accelerator Ray trên RDNA2. Chúng ta chỉ có được câu trả lời khi RX 6000 chính thức đến tay các reviewer.
Một điều nữa mà chúng ta chưa thể biết về bộ đệm vô cực là khả năng bị cắt giảm khi những phiên bản RX 6000 thấp hơn xuất hiện. Dựa trên khung GPU thì bộ đệm vô cực chiếm 17% diện tích trên Navi 21 so sánh với 31% diện tích của CU. Đối với những phiên bản thấp hơn thì số lượng CU sẽ thấp hơn nhiều, và có thể, diện tích die GPU sẽ lại được thu nhỏ theo và nó sẽ kéo theo sự cắt giảm của bộ đệm vô cực. Có thể là 96MB, 64MB hay chỉ còn 32MB hoặc là sẽ biến mất luôn.
Theo như quan sát của chúng tôi, ngay cả ở 3 mẫu card đồ hoạ RX 6000 được ra mắt đều sử dụng 16GB GDDR6, băng thông bộ nhớ có vẻ không được cao cho lắm, nhưng nếu như bộ đệm của vô cực thần thánh như AMD tuyên bố thì có vẻ nó sẽ không phải là một sự cản trở về hiệu năng tổng thể của RDNA2. Ví dụ như băng thông trên Navi 21 là 448Gbps, nhờ có bộ đệm vô cực, nó có thể hoạt động ngang ngửa với 972Gbps. Con số này còn cao hơn cả băng thông trên RTX 3090.
KÌ VỌNG VỀ BIG NAVI
Ở trên đỉnh, RX 6900XT khi kết hợp cùng với Ryzen 9 5900X cộng với tính năng Smart Memory Access sẽ có nhiều khả năng đấu lại RTX 3090. Ở phân khúc thấp hơn RX 3800XT và RTX 3080 cũng là một cuộc so găng vô cùng nóng. Mặc dù mức giá của RX 6000 có vẻ chênh lệch khá lớn với RTX 3000 nhưng rõ ràng chúng ta vẫn thấy có khá nhiều tính năng mà bạn phải đánh đổi khi lựa chọn RX 6000 thay vì RTX 3000. Điển hình nhất là DLSS, tính năng giúp tăng cường chất lượng hình ảnh khi upscale.
Người ta thường nói: Nhất cự ly, nhì tốc độ. Điều đó cũng đúng với thị trường card đồ hoạ nói riêng và thị trường PC Gaming nói chung. Thời gian lên kệ của những chiếc card đồ hoạ quyết định phần nào thành công của dòng card đó. AMD đã tụt lại sau Nvidia hơn 1 tháng và cuối năm thì lại là thời điểm mua sắm. Liệu game thủ sẽ chờ AMD hay mua Nvidia ngay vào thời điểm đó? Chắc chắn không mấy ai chờ đợi thêm vài tháng để chỉ để đổi lại một chút hiệu năng hoặc giảm đi một vài bước giá.
Nếu bạn để ý kĩ một chút về cách đặt tên card đồ hoạ, RX 5000 bắt đầu ở số 5 và kết thúc ở số 7. Còn ở lần này RX 6000 lại chọn đỉnh là số 9. Bởi vậy, game thủ và những người dùng máy tính có quyền mong đợi vào những dòng card đồ hoạ giá rẻ và tầm trung của AMD lấp đầy mọi phân khúc và mang trong mình tiềm năng đầy hứa hẹn của RDNA2.