Top 5 công nghệ đột phá mà đang được áp dụng cho điện thoại thông minh!

Hoang Nguyen
2 năm trước
Cập nhật 2 năm trước
Hôm qua là top 5 thừa thãi rồi, bây giờ sẽ là top 5 công nghệ đột phá mà anh em kiểu gì cũng phải có trên điện thoại của mình!

Không thể phủ nhận rằng là nhiều lúc các hãng còn đầu tư hơi... hỏi chấm vào một số mảng mà đáng lẽ ra là không nên đầu tư, vẫn có một số cái mà mình nghĩ là đáng để chúng ta tuyên dương. Và giờ đây, là top 5 công nghệ đỉnh cao mà được áp dụng trên các điện thoại thông minh nhé. 

5. Màn hình tràn viền. 

Cuộc đua màn hình tràn viền đã khởi xướng từ chiếc Xiaomi Mi Mix, một trong những điện thoại có viền tràn ba cạnh. Tuy nhiên vì giới hạn công nghệ thời kì đó, mà viền dưới thì cực kì dày. Tuy nhiên cuộc đua công nghệ vẫn chưa dừng lại ở đó, từ chiếc Galaxy S8 cho đến chiếc iPhone X, và giờ, 4 viền trên dưới đều được cán mỏng tới mức mà nhiều lúc chúng ta tưởng chúng ta đang cầm một chiếc màn hình. Và hơn thế nữa, ngoài việc tăng diện tích hiển thị, thì màn hình tràn viền cũng khiến cho chúng ta cảm thấy chiếc điện thoại đẹp hơn rất nhiều so với trước. 

Không chỉ thế, công nghệ màn hình tràn viền còn... tràn lên mảng laptop, biến chiếc laptop với màn hình dày cộp trở thành những chiếc laptop có màn hình mỏng và cực kì sexy. Bất chấp Apple muốn bạn nghĩ laptop Windows có thể tệ hại tới mức nào, thì những chiếc laptop màn hình tràn viền đều khiến mình cảm thấy cực kì ấn tượng, ngay cả những chiếc laptop gaming. Có vẻ như sự tiến hoá của điện thoại cũng gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh tiến hoá của laptop nhỉ. 

4. Điện thoại chuyên game.

Điện thoại chuyên chơi game được khởi đầu từ dòng Razer Phone, và cũng là khởi đầu cho dòng điện thoại chơi game, và cũng là khởi đầu cho những công nghệ mà lần đầu được xuất kích ra những thị trường quốc tế như màn hình tần số quét cao, hệ thống phần mềm tối ưu cho game hay tản nhiệt vapor chamber. Ngoài ra, một số hãng còn tích hợp cả quạt tản nhiệt vào để nâng sức mạnh cho con chip xử lí được tích hợp cho nó nữa. 

Tuy nhiên, ngoài việc phổ cập những công nghệ mà đã quen từ máy tính về cho điện thoại, thì quan trọng nhất đó là việc những điện thoại chơi game cũng đã thuyết phục các hãng đưa những tựa game từ trên máy tính về điện thoại như PUBG Mobile, Fortnite, COD Mobile, ... Và cũng may là các hãng cũng đã kịp nhận ra mảnh đất Android màu mỡ và sức mạnh của con chip Apple A, nên đã tối ưu cho toàn bộ dòng smartphone có mặt trên thị trường chứ không chỉ tối ưu cho những chiếc gaming phone nữa.

3. Sạc siêu nhanh và các công nghệ về pin.

Tốc độ sạc của điện thoại ngày xưa chỉ là 5W, và bản thân Apple cũng chịu khó giữ tốc độ sạc này đến tận thời kì những chiếc iPhone X. Tuy nhiên bằng cách nào đấy các hãng Android đã khởi động cuộc đua tốc độ sạc nhanh, khởi đầu là 25W, 30W, 45W, 60W, 80W, cho đến gần đây chúng ta có 120W (Xiaomi 11), 150W (OnePlus 10T), 200W (OPPO)... Việc các hãng tăng tốc độ sạc lên là 1 chiều hướng tốt để giúp cho những điện thoại của chúng ta có tốc độ sạc cực kì đáng nể. Chỉ 5 năm trước, những chiếc máy có tốc độ sạc 18W theo chuẩn Quick Charge 3.0 của Qualcomm đã là nhanh lắm rồi, thì giờ đây những chiếc điện thoại có thể dùng chung củ sạc USB-C của những chiếc ultrabook.

Ngoài ra, công nghệ sạc chỉ là 1 phần, và nó sẽ đi luôn với công nghệ pin mới. Từ pin 1 cell, giờ đây các hãng đã chia đôi cell pin làm 2 để giảm tốc độ sạc/cell pin, từ đó có thể tích hợp những công nghệ sạc nhanh có tốc độ gấp đôi so với pin đơn cell bình thường. Nhưng thêm nữa, trong tương lai, pin GaN (Gallium Nitrate) sẽ là tương lai, khi nó cho tốc độ sạc pin nhanh hơn nữa, mà lại giải quyết được vấn đề về nhiệt, vốn là kẻ thù của viên pin. 

2. Cổng USB Type C. 

Trong khi những chiếc điện thoại iPhone vẫn đã và đang tiếp tục trung thành với Lightning vốn có thế mạnh về khả năng cắm ở hai chiều, chiều nào cũng được, thì ở bên mặt trận Android thời điểm đó chỉ có sự tồn tại của cổng micro USB, chủ yếu là micro USB dạng A. Samsung cũng có tích hợp cổng micro USB dạng B, nhưng điều đó chỉ giải quyết được 1 phần tốc độ truyền tải dữ liệu mà quên mất rằng sự tiện lợi của Lightning là không thể bàn cãi. Cuối cùng, họ đã chọn ra một giải pháp, đó là sử dụng USB Type C.

USB Type C dần xuất hiện trên những chiếc điện thoại Android và Windows Phone từ những năm 2015, và trở nên nổi bật vì có thể truyền tải công suất sạc nhanh, và với cổng USB-C 3.0, nó còn cho phép xuất hình ảnh thông qua cổng này. Cho nên, những tính năng như Microsoft Continuuum có đất diễn trên chiếc Lumia 950, hay những tính năng tương tự như Samsung Dex cũng trở nên hữu ích khi chỉ cần cắm dây . Nhưng điều khiến nó trở nên hữu ích là tốc độ truyền tải dữ liệu của nó rất lớn và hơn nữa là nó có thể đẩy công suất sạc lên tối đa 100W đối với phiên bản cũ và 240W đối với phiên bản mới, nhờ sự phổ cập đáng ngạc nhiên của tất cả các hãng. Giờ đây, chúng ta đã có thể sử dụng chung củ sạc của những chiếc ultrabook với những chiếc điện thoại, và Apple cũng buộc phải chuyển mọi dòng iPad của mình trừ iPad giá rẻ sang cổng USB-C để nâng cao tính tiện dụng với 1 thiết bị kết hợp làm việc và giải trí như iPad. 

1. FaceID

Face ID là một công nghệ độc quyền trên iPhone và iPad Pro, mặc dù cho các hãng Android có 1 số hãng như Huawei hay Google Pixel đã bắt kịp với công nghệ nhận diện 3D này rồi, thế nhưng tính phổ cập và tiện dụng của nó vẫn là thứ mà chỉ có duy nhất Apple làm được. Cảm biến FaceID là một bộ gồm rất nhiều camera và cảm biến để nhằm đo đạc và lập bản đồ khuôn mặt bao gồm rất nhiều thành phần, nhằm tăng khả năng nhận diện chủ thể và giúp phân định rõ ràng đâu là chủ thể thật, đâu là mockup 3D và đâu là ảnh chụp chủ thể. 

Cũng vì sự phức tạp của nó mà cảm biến FaceID cũng rất là đắt đỏ, nên thường chỉ có nhà táo mới duy trì việc RnD để đưa đến những bản nâng cấp đáng giá hơn, còn hầu hết, các hãng Android đã sử dụng cảm biến vân tay dưới màn hình. Tuy nhiên cũng vì nó đắt, mà FaceID trở thành đặc trưng và độ nhận diện thương hiệu phải có cho những chiếc iPhone những năm gần đây, và biến nó trở thành kì quan công nghệ mà chỉ có nhà táo và một số hãng Android lắm tiền mới đầu tư nghiên cứu phát triển được. 

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập