article detail

Top 5 thứ vô nghĩa nhất mà các hãng vẫn đã và đang ngày đêm chạy đua.

Hoang Nguyen
1 năm trước
Cập nhật 1 năm trước
Tôi thề các ông là chưa bao giờ tôi cảm thấy bất lực khi các hãng đã và đang ngày đêm chạy đua những thứ công nghệ mà chả giúp ích quái gì cho người dùng cả.

Cuộc đua smartphone vẫn đang cực kì nóng, khi các hãng vẫn đang đầu tư ngày đêm để chỉ có thể có những tính năng đột phá trong mắt người dùng. Mặc dù điều đó tốt cho người dùng ở điểm nào đó, nhưng nhìn chung, có những thứ mà các hãng chỉ làm ở 1 hoặc 1 vài đời thôi, và sau đó là bỏ. Và đây xin phép anh em được để top 5 những thứ vô dụng nhất từng được tung lên smartphone nhé.

5. Màn hình phụ ở mặt lưng

Tôi cũng không hiểu là ông nào nghĩ ra cái trò này luôn ấy, bởi vì thực sự để nhét 2 màn hình lên một chiếc điện thoại dạng thanh như vậy, thì thứ đầu tiên bị ảnh hưởng đó chính là thời lượng pin. Nhét 1 chiếc màn hình lên mà điện thoại của bạn đã không lết nổi sang ngày thứ 2 rồi, vậy mà nhét thêm 1 màn hình nữa thì khiến điện thoại của bạn sẽ chỉ tính bằng tiếng nếu tính theo thời gian sử dụng. Và hơn nữa, bạn sẽ chỉ có thể sử dụng 1 chiếc màn hình cùng lúc, vậy thì việc nhét thêm màn hình thứ 2 để làm gì cơ chứ, trong khi thời lượng pin bị giảm đáng kể. 

Hoặc nếu để tiết kiệm pin thì nhét cái màn hình be bé như con Xiaomi 11 Ultra cũng được, nhưng mà kích thước màn hình đó chỉ bằng chiếc Xiaomi Band 5, quá bé để mọi người có thể nhìn thấy. 

Thứ duy nhất cái màn hình phụ này có hữu dụng đó là mảng điện thoại gập, khi bạn vẫn có thể tương tác, trong khi thời lượng pin đủ lớn để máy có thể trụ được 6 tiếng. Thế nhưng, vì khả năng áp dụng hạn chế vì không phải ai cũng có thể làm điện thoại gập, nên chúng ta giờ đây chỉ thấy nó xuất hiện trên những chiếc điện thoại có khả năng gập đôi mà thôi.

4. Camera độ phân giải siêu lớn.

Camera 108MP hay 200MP đều là những cảm biến siêu lớn từng được nhét trên smartphone, thế nhưng việc chúng ta chụp trên những chiếc điện thoại liệu có thể hợp lí khi những camera có độ phân giải chỉ 12MP của Apple hay 50MP như con Oppo hay Vivo vẫn làm nên chuyện? Chưa kể, điều khiến mình còn phải cảm thấy khó hiểu đó là cuộc đua này vẫn chưa dừng lại, khi Samsung tuần trước lộ ra bản thiết kế để đưa cụm camera có độ phân giải 450MP, và sau đó là 576MP lên điện thoại.

Để so sánh thì cụm camera chuyên dụng của Hasselblad có độ phân giải 400MP đã to gần bằng hai cái điện thoại của người viết rồi, và nó sẽ nén xuống bằng độ phân giải 100MP bằng công nghệ gộp điểm ảnh, trong khi trên điện thoại dù có cảm biến lớn như thế nào nữa thì chụp những bức ảnh chỉ có độ phân giải là 4000x3000, tức là tương đương với 12MP mà thôi. Liệu rằng sau có định dạng file ảnh nào có khả năng tối ưu tốt như HEIC hay không thì chúng ta cũng không biết được.

Nhưng cái đáng trách nhất của các ông làm camera trên điện thoại là không bao giờ tối ưu độ phân giải camera siêu lớn, nhất là được nhét trên những chiếc điện thoại tầm trung. Những camera 108MP của chiếc Redmi Note 11 Pro Max vẫn thua đứt đuôi những cảm biến dù là chỉ 12MP hay 50MP nhưng của những chiếc điện thoại chỉ ở phân khúc cao hơn những con này một chút, như S21 FE hay Pixel 6a, trong khi những chiếc điện thoại đó vì cảm biến lớn mà lại tăng giá bán lên đáng kể. Cụ thể là con Redmi Note 11 Pro có mức giá đắt gấp đôi chiếc 11 thường. Vậy thì điều đó cũng là nhân tố vô dụng giúp đẩy giá bán chiếc điện thoại lên đáng kể hay chăng? 

3. Màn hình thác nước.

Ngày xưa cái trend màn hình cong được Samsung khơi mào từ những chiếc Galaxy Note Edge khiến cho mọi người cũng phải đặt ra nghi vấn là liệu họ có bị chạm nhầm khi dùng hay không. Vậy mà khi vấn đề đó vẫn chưa giải quyết được 1 cách triệt để, thì cách đây chỉ vài năm, các hãng còn nghĩ ra một cái trò oái oăm hơn đó là màn hình... bố của cong. Cụ thể là chiếc màn hình thác nước được bày ra bởi Huawei P30 Pro, khiến một loạt hãng chạy theo để khiến cho màn hình trông như là không viền. Thế nhưng mà màn hình như vậy lại gây nhiều bất tiện hơn là có ích.

Một là, màn hình thác nước vậy khiến câu hỏi về vấn đề chạm nhầm lại được đào xới lên, khi mà các hãng không phải ông nào cũng tối ưu và có kinh nghiệm như Samsung. Hai là, màn hình cong vậy sẽ không có cái gì để bảo vệ nó cả, trong khi 4 cạnh màn hình thì chỗ dễ vỡ nhất đó là góc màn hình, nơi nó được bẻ cong xuống. Ba là màn hình siêu cong dễ bị gặp hiện tượng là chỗ hai viền cong sẽ bị thâm. Cho nên đó là bây giờ ngay cả Samsung cũng phải dần hạn chế độ cong của mình đi dó. 

2. Bộ giao diện màu mè, "đú" nhà táo.

Nếu như anh em đã từng dùng qua những chiếc Oppo hay Vivo ngày xưa, thì chúng ta cũng không lạ gì khi bộ giao diện đó có phần nào đó học hỏi hãng mang tên hoa quả nào đấy, ở mọi phương diện luôn. Samsung cũng không vô tội khi bộ giao diện TouchWiz mặc dù không copy hãng Hoa quả ấy nhưng lại vô cùng nặng nề và không thể tối ưu nổi cho cấu hình phần cứng dù có mạnh đi chăng nữa. Ngoài ra, gắn bó với Samsung, Oppo hay Vivo cũng khiến cho chúng ta cũng không có niềm tin về việc được cập nhật phần mềm Android. Tuy vậy, điều đó đã đổi khác khi các bộ giao diện giữa Oppo và Vivo ngày càng có thiên hướng đi về Android gốc hơn, ngay cả Samsung cũng vậy, mặc dù có thiên hướng gì đó rất Android gốc nhưng vẫn hơi nặng nề. Bây giờ trào lưu này vẫn còn nhưng chỉ ở các hãng giá rẻ, như ... hãng Bờ nào đấy. 

Dù sao thì, trào lưu này cũng khiến cho chúng ta phải cảm thấy rùng mình về độ chậm giật của nó, và khiến cho những chiếc máy chạy Android gốc như HTC, Sony, hay OnePlus cũng có điểm sáng nhất định trong thị trường. Nhưng việc các hãng giờ đây tối ưu lại giao diện và nâng cao trải nghiệm người dùng cũng là điểm mạnh khiến cho họ trở thành hãng đi đầu và dẫn dắt thị trường như bây giờ. 

1. Bộ 3 camera "vô dụng" thực sự.

Oke, giờ đây chúng ta lại quay lại vấn đề camera, và chúng mình muốn nói về bộ những cụm camera vô dụng nhất từng được đưa lên smartphone, đó là camera đen trắng, camera đo chiều sâu và camera macro. Thay vì sử dụng camera tele 2x để đo vật thể và tính độ bokeh của bức ảnh, thì các hãng lại đi theo trào lưu camera đo chiều sâu, vốn chả có tác dụng quái gì khi các hãng có thể sử dụng AI để xoá phông cả. Camera đen trắng cũng vậy, trào lưu này rộ lên từ khi con Huawei Mate 20 Pro ra mắt, và camera đen trắng này không đùa là thực sự tốt. Nhưng, từ đó camera đen trắng chỉ được tích hợp trên những chiếc máy tầm trung, nơi mà chỉ cần ốp filter đen trắng trong app camera cũng cho ra kết quả tương tự.

Thế nhưng đáng trách nhất đó là camera macro, nơi mà chúng ta ra được những bức ảnh lờ mờ chỉ 2MP, còn tệ hơn là dùng camera chính xong crop xuống. Cũng may là các hãng giờ đây đã có gì đó là xa lánh trào lưu nhồi nhét camera này, nhưng ngày xưa, nhiều camera là cái gì đó cực kì... tương lai và đó là cách mà các hãng đẩy mạnh quảng cáo. Nhờ sự có mặt của Pixel hay Nothing Phone, những chiếc máy chỉ có 2 camera nhưng lại cho ra những bức ảnh đẹp, thì giờ đây, khi cắt camera này, các hãng có thể đầu tư nhiều hơn cho những camera chính của mình. 

Thảo luận (1)
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập