article detail

Trung Quốc muốn tống Windows và macOS ra "chuồng gà"

Hoang Nguyen
1 năm trước
Cập nhật 1 năm trước
Thay thế cho chúng sẽ là những hệ điều hành nội địa do các tập đoàn công nghệ lớn trong nước tự phát triển.

Trong thời gian gần đây Trung Quốc đang liên tục đẩy mạnh sử dụng hệ điều hành do các công ty trong nước tự phát triển thay cho Windows và MacOS. Đây không phải lĩnh vực đầu tiên mà Trung Quốc muốn nội địa hoá lĩnh vực công nghệ nhằm giảm sự phụ thuộc vào các công ty Mỹ, hiện đất nước tỷ dân vẫn đang đầu tư mạnh mẽ cả vào ngành công nghiệp bán dẫn để có khả năng tự sản xuất ra vi xử lý riêng, ví dụ vi xử lý kiến trúc X86 thì có Zhaoxin sản xuất, thậm chí Trung Quốc tự tạo ra kiến trúc riêng điển hình như là LoongArch đến từ công ty Loongson. Và song song với vi xử lý thì Trung Quốc tiếp tục mục tiêu hoàn thiện hệ điều hành máy tính Kylin nhằm giảm phụ thuộc vào các nền tảng nước ngoài.

Hệ điều hành openKylin?

Ngày 30/6, Kylinsoft, công ty con của Tập đoàn Điện tử Nhà nước Trung Quốc (CEC), tuần trước đã hợp tác với hơn 10 đơn vị để thành lập cộng đồng mã nguồn mở openKylin. Đây là nơi cho phép các lập trình viên trao đổi và chia sẻ các mã máy tính liên quan đến hệ điều hành Kylin mà Trung Quốc đang phát triển. 

Hiện Kylinsoft đã phát triển ba phiên bản hệ điều hành Kylin, gồm V10, V4 và NeoKylin V7.0. Trong số đó, V10 đã được cấu hình để tương thích với nhiều loại bộ xử lý trung tâm nhất, gồm loạt sản phẩm từ HiSilicon, Loongson, Sunway, Hygon và FeiTeng. Anh em có thể thấy là Trung Quốc vốn đã có rất nhiều công ty sản xuất vi xử lý chứ không chỉ vài cái tên mới nổi gần đây.

 Giao diện hệ điều hành Kylin

Đến thời điểm hiện nay thì Kylin có thể nói là hệ điều hành sử dụng rộng rãi nhất trong chính phủ và quân đội Trung Quốc. Phiên bản đầu tiên đã mắt từ năm 2006 rồi, khi đó thì do là bản đời đầu mà, luôn luôn có những lỗi như là trải nghiệm nghèo nàn chẳng có gì, rồi thiếu phần mềm trầm trọng, nhưng sau 16 năm thì Kylin mới nhất đã hoạt động tốt với chip vi tính Loongson do Trung Quốc tự phát triển. Và dựa trên những hình ảnh ít ỏi thu thập được thì có thể thấy là Hệ điều hành này có giao diện gần tương đồng với Windows 7. 

Theo SCMP, động thái này cho thấy mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng. Quốc gia tỷ dân đang nỗ lực đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ nội địa như linh kiện bán dẫn, phần mềm để giảm phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây.

Trung Quốc đã nỗ lực loại bỏ hệ điều hành nước ngoài để chuyển sang dùng nền tảng nội địa trong suốt nhiều thập kỷ qua. Bằng chứng là hiện có rất nhiều hệ điều hành được doanh nghiệp Trung Quốc phát triển.

Kylin liệu có thành công?

Mặc dù đã hệ điều hành Kylin đã ra mắt từ lâu, nhưng khả năng vượt qua, hay là thay thế Windows thì các anh pháp sư Trung Hoa còn khá nhiều việc phải làm. Theo số liệu từ NetMarketshare, thì hiện nay chưa có hệ điều hành nào của Trung Quốc đủ sức cạnh tranh với Windows của Microsoft hay macOS của Apple. Xét tại thị phần trên toàn thế giới tính đến tháng 12/2021, thì Windows hiện 75%, còn macOS chiếm 15%, Phần còn lại là các nền tảng mở dựa trên Linux, trong đó có các hệ điều hành dựa trên nhân Linux của Trung Quốc và Triều Tiên. 

SCMP cho biết nhiều công ty Trung Quốc từng cố gắng phát triển hệ điều hành riêng trên cả máy tính và các thiết bị di động nhưng đa số đều thất bại. Theo Bloomberg, tháng 12/2019, chính phủ Trung Quốc còn yêu cầu chuyển sang dùng Linux thay vì Microsoft trên các thiết bị máy tính dùng tại cơ quan nhà nước.

Vi xử lý, hệ điều hành đang trở thành con bài chính trị

Tuy nhiên, không phải không có khả năng, bởi vì có một sự thật chắc nhiều anh em cũng biết rồi, việc tự phát triển vi xử lý, hay tự phát triển hệ điều hành không phải để nâng cao trải nghiệm người dùng, hay gia tăng chuỗi cung ứng, hay bất kỳ một nghĩa cử cao đẹp nào cho thế giới cả, mà tất cả…đều là do chính trị thúc đẩy. Theo ông Rudi De Winter, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất chip X-Fab Silicon Foundries chia sẻ, “Vốn dĩ ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu vẫn đang hoạt động rất tốt. Việc các quốc gia mong muốn tự chủ và sở hữu chuỗi cung ứng riêng là do chính trị thúc đẩy, không phải bởi nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn”.

Để minh chứng cho điều này, vi xử lý là một trong những mặt hàng đầu tiên mà phương Tây áp dụng trừng phạt lên Nga. Khi đó, các ngành công nghiệp của Nga sẽ chịu thiệt hại rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất xe hơi. Mặt khác, Nga và Ukraine lại đang xuất khẩu paladi và neon, 2 vật liệu quan trọng được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn. Do đó, khi chuỗi cung ứng bị đứt quãng, các nước khó có thể duy trì sản lượng như bình thường.

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập