TSMC đòi tăng giá thành sản phầm nhưng bị Apple từ chối thằng thừng
Theo Economic Daily News của Trung Quốc, nhà máy sản xuất chip bán dẫn hàng đầu thế giới đang muốn tăng giá cho những vi xử lý tiến tiến tiếp theo của mình. TSMC sẽ bắt đầu quy trình sản xuất các vi xử lý trên tiến trình 3nm vào cuối năm nay, và khi tiến trình giảm xuống đồng nghĩa với việc số lượng bóng bán dẫn được sử dụng cho từng vi xử lý cũng sẽ tăng lên. Điều này rất quan trọng vì số lượng bóng bán dẫn càng cao thì hiệu xuất mà chipset đó mang lại cũng càng mạnh mẽ và khả năng tiêu thụ điện cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Đối với A17 Bionic được sản xuất trên tiến trình 3nm vào năm sau, tờ Economic Daily News nói rằng TSMC đang tìm cách để tăng giá A17 Bionic lên 3%. Nhưng những báo cáo trích dẫn từ các nguồn tiết lộ Apple nói rằng sẽ không chi trả cao hơn cho A17 Bionic. Apple là khách hàng quan trọng nhất của TSMC và chiếm phần lớn thị phần hàng năm của ông lớn này.
Khoảng 1 năm trước, những khách hàng của TSMC như AMD, Nvidia và Mediatek phải đối phó với việc TSMC tăng giá thành lên tới 20%, điều này cho thấy rằng con số tăng lên là 3% của Apple là nhỏ hơn rất nhiều. Sau đợt tăng giá của năm ngoái thì từ hè năm nay TSMC ký vọng sẽ tăng giá 8% cho các lô hàng của mình vào năm 2023.
Ở thời điểm hiện tại thì ngoài TSMC thì chỉ có Samsung là có công nghệ sản xuất chip bán dẫn tiến tiến như vậy. Nhưng mà có rất nhiều lùm xùm liên quan đến mặt hiệu năng cũng như cách tối ưu trong dây chuyền sản xuất của Samsung nên hầu hết mọi người đều chọn TSMC cho dù có phải trả mức giá cao hơn. Đối với Apple thì có thể lại khác, họ có đóng góp rất lớn trong thị phần của TSMC đến mức họ từ chối việc trả giá cao hơn và thậm chí nếu TSMC không chấp nhận thì họ hoàn toàn có thể rời đi.
Không biết TSMC sẽ phản ứng thế nào trước lời từ chối của Apple trong việc tăng giá của A17 Bionic, ta có thể thấy TSMC hiện tại đang chiếm thế thượng phong do không quá nhiều nhà máy sản xuất chip và cũng như không thể có được nhân lực như TSMC nên chính vì vậy Apple cũng nên cân nhắc để có được thỏa thuận đều có lợi cho cả đôi bên.