article detail

Bất ngờ! Spotify liên tục lỗ, dù là ứng dụng nghe nhạc "số 1 thế giới"

3 năm trước
Cập nhật 3 năm trước
Thành lập từ năm 2006, ứng dụng nghe nhạc trực tuyến của Thuỵ Điển vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Vừa qua, Spotify vừa có thông báo chính thức về kết quả đạt được sau 1 năm đầy biến động với dịch COVID-19. Nền tảng phát trực tuyến của Thụy Điển này đã kết thúc năm với 155 triệu người đăng ký trả phí, tăng từ 144 triệu vào tháng 9 và 124 triệu từ cuối năm 2019.

Spotify vượt kế hoạch tài chính quý 4 về doanh thu với tổng doanh thu tăng 24% (không bao gồm tác động của tỷ giá hối đoái). Ứng dụng này đã chứng kiến sức mạnh đặc biệt trong doanh số bán quảng cáo, tăng 39% trong quý.

Ghi nhận mức tăng trưởng tốt, tuy nhiên Spotify vẫn chưa có lãi sau rất nhiều năm hoạt động. Chi phí hoạt động tăng 17% trong quý 4 do chi phí bồi thường cổ phiếu. Khoản lỗ ròng của Spotify năm nay thu hẹp xuống còn 125 triệu euro so với 209 triệu euro trong quý 4 năm 2019.

Trước đó, hồi quý 3 năm 2020, Spotify ghi nhận mức lỗ ròng khoảng 356 triệu euro, tương đương với 1,91 euro cho mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ. Con số này cũng vượt qua lo ngại đặt ra trước đó của các nhà phân tích, khi họ chỉ dự đoán khoản lỗ ở xung quanh mức 45 triệu euro.

Năm 2018 sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị trường chứng khoán, Spotify cán mốc doanh thu 25,8 tỷ USD, tuy nhiên vẫn phải chịu khoản lỗ ròng khoảng 78 triệu USD.

Hiện tại, Spotify phải trả một khoản tiền bản quyền rất lớn cho những hãng thu âm, ca sĩ trên toàn thế giới, qua đó làm suy yếu khả năng thu lợi nhuận. Spotify đã chứng kiến khoản lỗ ròng tăng đáng kể trong nhiều năm qua, với hàng tỷ USD “bốc hơi”.

Chi phí bản quyền vẫn là khoản phí lớn nhất mà Spotify phải gánh hiện tại. Ứng dụng đã đạt được một số tiến bộ với việc giảm gánh nặng tiền bản quyền liên quan đến doanh thu trong những năm gần đây, nhưng vẫn phải trả phần lớn doanh thu cho các hãng thu âm. "Chi phí doanh thu bao gồm chủ yếu là tiền bản quyền và chi phí phân phối liên quan đến truyền phát nội dung vẫn tạo gánh nặng lớn cho chúng tôi", Spotify cho biết.

Không giống như Apple Music, Spotify cũng cung cấp cho khách hàng của mình một dịch vụ nghe nhạc miễn phí, đặc biệt phổ biến ở các khu vực đang phát triển. Dịch vụ đó hiện có 199 triệu người dùng, tăng 30% so với con số 153 triệu được báo cáo vào cuối năm 2019.

Định hướng cho tương lai

Bất chấp khoản lỗ dồn vào qua nhiều năm, Spotify vẫn có những bước phát triển vượt bậc, liên tục thay đổi để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống âm nhạc. Đặc biệt trong năm 2020, podcast của Spotify trở thành trào lưu nghe trực tuyến trên toàn thế giới.

Tính đến Quý 4/2020, Spotify đã có 2,2 triệu podcast trên nền tảng (tăng từ 1,9 triệu podcast trong quý trước và tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Ứng dụng cho biết, 25% tổng số người dùng của họ tương tác với nội dung podcast trong quý (tăng từ 22% trong quý 3 và 16% trong quý 4 năm 2019). Ngoài ra, số giờ nghe podcast trong Q4 cũng tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Daniel Ek - CEO Spotify

Chúng tôi ngày càng tin tưởng vào sự tăng trưởng trong việc thường thức các tác phẩm podcast, qua đó thúc đẩy giá trị lâu dài cao hơn và tỷ lệ giữ chân người dùng của chúng tôi”, Spotify cho biết trong lá thư gửi cổ đông trong Q4.

Trong quý 1 năm 2021, ứng dụng này dự kiến tổng số người dùng là 354 triệu - 364 triệu và người đăng ký trả phí là 155 triệu - 158 triệu. Spotify dự kiến doanh thu trong quý đầu tiên là 1,99 tỷ euro - 2,19 tỷ euro, tăng 7,7% - 18,5% so với quý 1 một năm trước.

Trong cả năm, Spotify dự kiến sẽ đạt tổng số người dùng từ 407 triệu-427 triệu (tăng 18% -24%) và tổng số người đăng ký Premium là 172 triệu-184 triệu (tăng 11% -19%).

Về mặt bán quảng cáo, Spotify cho biết mảng podcast và quảng cáo studio đều tăng gấp đôi doanh thu so với năm ngoái. Cũng trong tháng trước, Spotify đã công bố một thỏa thuận dài hạn với Archewell Audio của Hoàng tử Harry và Meghan Markle để sản xuất podcast độc quyền, với sự ra mắt quy mô đầy đủ các chương trình của cặp đôi hoàng gia vào năm 2021.

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập