Người dùng iPhone là “nô lệ kỹ thuật số” - Nhà sáng lập Telegram chỉ trích gay gắt!
- Đại chiến Apple vs Facebook: Mark Zuckerberg sợ xanh mặt !!!
- Để có được “đặc quyền” tại thị trường Trung Quốc, Apple phải làm những gì?
Pavel Durov là nhà sáng lập kiêm CEO của Telegram- một trong những phần mềm nhắn tin nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Anh cũng được biết đến là Mark Zuckerberg của nước Nga nhờ việc sáng lập ra mạng xã hội Vkontakte hồi mới 20 tuổi. Với sự giúp đỡ của anh trai Nikolai, Durov đã phát triển VK thành công ty trị giá 3 tỷ USD và hiện vẫn là mạng xã hội lớn nhất châu Âu. Vào thời điểm đỉnh cao, Đỉnh cao, dịch vụ này đạt tới 350 triệu người dùng. Và mới đây, anh này đã lên tiếng rất gay gắt về tất cả mọi thứ liên quan đến đế chế Apple, anh coi việc phát triển phần mềm cho Apple giống như đang làm việc ở thời Trung cổ cũng như có những bình luận hết sức gay gắt liên quan đến mối quan hệ ngầm giữa Apple và Trung Quốc.
“Apple làm rất tốt với những mô hình kinh doanh của họ, dựa trên việc bán các phần cứng lỗi thời và đắt đỏ cho những khách hàng bị khóa chân trong hệ sinh thái của họ. Mỗi lần tôi phải sử dụng iPhone để kiểm tra ứng dụng trên iOS của mình, tôi cảm thấy như đang quay trở lại thời Trung cổ. Màn hình 60Hz của iPhone không thể cạnh tranh với màn hình 120Hz mượt mà trên smartphone Android hiện nay”, ông Durov cho biết.
Mình vẫn không rõ lý do vì sao mà nhà sáng lập Telegram lại đem chuyện màn hình tần số quét thấp của iPhone lên để đem ra so sánh. Đúng là đã ghét thì cái gì cũng có thể lôi ra xỉa xói được. Tuy nhiên, có một điểm mình không đồng tình trong quan điểm của Pavel Durov chính là việc nói gì thì nói chứ nói bảo bán các phần cứng lỗi thời và đắt đỏ cho những khách hàng bị khóa chân trong hệ sinh thái của họ là khá sai. Như anh em đã biết, những dòng chip A-series mới nhất vẫn luôn được đánh giá cao nhất, mang đến trải nghiệm nhanh và mượt hơn cả những con chip cao cấp nhất trên những chiếc smartphone Android xịn nhất hiện nay!
Dĩ nhiên, nhà sáng lập Telegram không chỉ nói riêng đến phần cứng cũng như phần mềm của Apple. Nhân đây, anh còn đá xoáy luôn vào mối quan hệ ngầm giữa Táo Khuyết với thị trường Trung Quốc. “Bạn chỉ được sử dụng các ứng dụng mà Apple cho phép bạn cài đặt thông qua App Store của họ, và bạn cũng chỉ có thể sử dụng iCloud của Apple để sao lưu dữ liệu của mình. Không có gì ngạc nhiên khi cách tiếp cận độc đoán của Apple lại được Chính phủ Trung Quốc đánh giá cao đến vậy. Nhờ Apple mà Trung Quốc có thể kiểm soát toàn bộ ứng dụng và dữ liệu của những người dân sử dụng iPhone”.
Điều này thực chất liên quan đến cuộc điều tra mới đây của New York Times về mối quan hệ giữa Apple và Trung Quốc. Tâm điểm của báo cáo gần đây nhất mà New York Times có được chính là quyết định của Apple tuân theo một bộ luật năm 2016 yêu cầu tất cả thông tin cá nhân và dữ liệu thu thập được ở Trung Quốc phải được lưu giữ ở Trung Quốc. Về cơ bản, các quy định của Mỹ cấm Apple chuyển dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng đã tồn tại một lỗ hổng trong đó quy định về "quyền truy cập vào bộ nhớ cục bộ trong trung tâm dữ liệu".
Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống máy chủ iCloud của Apple được sở hữu và vận hành bởi Guizhou-Cloud Big Data (GCBD), có trụ sở đặt tại chính Trung Quốc. Nói thẳng ra, chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có quyền để truy cập vào dữ liệu từ GCBD mà không cần sự cho phép của Apple. Chính phủ Trung Quốc đã đề xuất "Quản lý iCloud bằng GCBD" với Apple và Apple được cho là đã đồng ý, nhằm tránh khỏi các quy định từ chính phủ Mỹ.
Nhà sáng lập Telegram đã gọi những người dùng iPhone là “nô lệ kỹ thuật số” trong tình hình như vậy. Trước đó, Telegram và Apple cũng đã có những mối bất hòa. Vào năm 2018, Apple đã gỡ bỏ Telegram khỏi App Store, do lo ngại xung quanh việc chia sẻ những nội dung khiêu dâm trẻ em. Vào năm 2020, Telegram lại gửi khiếu nại lên Ủy ban Châu Âu vì những lo ngại chống độc quyền đối với App Store.
Apple có vẻ không được lòng các nhà phát triển cho lắm. Dạo gần đây thì chiến tranh giữa Táo cắn dở và Facebook đang nóng hơn bao giờ hết. Tất cả cũng chỉ vì tính năng mới mang tên App Tracking Transparency - chặn không cho phép các nhà phát triển theo dõi người dùng. Cuộc chiến này đang nóng hơn bao giờ hết, giờ lại có thêm CEO Telegram đổ thêm dầu vào lửa nữa thì khoảng thời gian này của Apple cũng sẽ khá mệt đây!