Snapdragon SC8280: Lời đáp trả của Qualcomm cho Apple Silicon M1
Kể từ khi Apple M1 được ra mắt vào tháng 11 năm qua, chúng ta đã chứng kiến được sức mạnh của một vi xử lý dựa trên cấu trúc ARM, cụ thể hơn là SoC của một chiếc điện thoại. Đó là một cách tiếp cận mới trên những nguyên liệu hoàn toàn cũ. Bởi vậy, giới công nghệ đang trông ngóng rằng điều tương tự sẽ xảy ra. Trong số những công ty có khả năng làm được điều này, Qualcomm chắc chắn là công ty tiềm năng nhất, bởi vì họ đã ít nhất một lần cố gắng thực hiện điều này.
Thực ra, con chip Snapdragon 8cx đã được phát triển đến hai lần. Thậm chí, thế hệ thứ hai của nó mới chỉ xuất hiện trong nửa đầu của năm 2020, tức là trước khi Apple ra mắt M1 được hai tháng. Mặc dù vậy, những cố gắng của Qualcomm và các đối tác vẫn chưa đem lại kết quả gì nổi bật trong khi đó Apple M1 và macOS Big Sur đã tạo nên một cú hích cực lớn đến Intel, AMD cũng như Microsoft.
Có lẽ chúng ta sẽ không phải chờ đợi lâu để tiếp tục được thấy một màn “so găng” giữa Qualcomm và Apple. Theo tin từ trang Winfuture, Qualcomm đang nghiên cứu một phiên bản chip ARM dành cho những chiếc laptop Hi-end với mã sản phẩm là SC8280. Dù nó có là cái tên gì đi nữa thì một hệ thống test đã ghi lại được cấu hình của nó với một màn hình 14 inch.
Phần cứng bên cũng có một vài phiên bản với các mức dung lượng và các thế hệ DRAM khác nhau. Một phiên bản sử dụng 8GB LPDDR5 và phiên bản còn lại sử dụng 32GB LPDDR4X. Quan trọng hơn nữa, bên cạnh bản cơ sở của con chip SC8280, còn một bản khác mạnh mẽ hơn. Hệ thống này còn được trang bị modem 5G Snapdragon X55 được tích hợp sẵn trên SoC. Kích thước của die chip cũng không hề nhỏ - 20x17mm, dù sao thì với một SoC thì nó vẫn còn nhỏ hơn là một CPU trên laptop thông thường.
Nếu đây là mẫu chip dành cho laptop của Qualcomm để cạnh trạnh với Apple M1 thì dù chưa đấu, Qualcomm vẫn đang ở “kèo trên”. Mặc dù tự thiết kế chip ARM của riêng mình, Apple vẫn phải được cấp giấy phép cho kiến trúc từ Qualcomm – người đang sở hữu ARM. Trong khi lõi Cortex-X1 trong các kiến trúc ARM đem lại nhiều khả năng tuỳ biến, và nó vẫn còn nằm trong tay của Qualcomm. Chỉ cần một chút thay đổi về kiến trúc cũng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.
Trên hết, Microsoft cũng sẽ chung sức với Qualcomm khi phát triển Windows ARM, song song với đó là bộ giả lập x64 để hệ thống này có thể chạy được nhiều ứng dụng hơn nhằm cạnh tranh với macOS Big Sur và hệ thống phần mềm gốc trên Apple M1.