Châu Âu tham vọng cạnh tranh mảng bán dẫn, cân nhắc mời TSMC và Samsung về đầu tư?
- Intel sẽ nhờ TSMC sản xuất CPU i3 5nm vào cuối năm nay
- Quá nhanh! TSMC đã bắt đầu sản xuất chip 3nm
- "Nuốt trọn" 80% dây chuyền TSMC 5nm, Apple sẽ khiến cả thị trường công nghệ lao đao?
Từng là một khu vực mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn, nhưng giờ đây Liên minh Châu Âu đang phải nhìn lại một loạt chính sách sau khi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chính trị (Căng thẳng Mỹ - Trung, sự im lặng của Trump, v.v…). Một trong số đó là sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn chip từ nước ngoài; cũng chính là lý do khiến Liên minh tìm tới các đơn vị lớn – với mong muốn xây dựng một tổ hợp sản xuất bán dẫn tân tiến ngày trong khu vực.
Củng cố tính cạnh tranh của Châu Âu trên mặt trận Khoa học
Mặc dù một số công ty trong khu vực như Ericsson Infineon Technologies, Nokia, NXP Semiconductors hay ST Microelectronics vẫn đang tự thiết kế và sử dụng chip cho xe tự hành, IT hay công nghiệp viễn thông; nhưng điều này cũng không làm thay đổi thực tế rằng lượng chip được sản xuất tại châu Âu vẫn còn rất ít. Hiện tại, phần lớn chip sử dụng tại khu vực đều được phát triển tại nước ngoài; và ngày cả những Infineon, NXP hay STMicro cũng đang trông cậy rất nhiều vào việc gia công từ các dây chuyển bên ngoài.
Châu Âu hiện không thể tự mình lắp ráp các siêu máy tính petascale hay exascale bằng cách thành phần được phát triển / chế tạo trong khu vực. Và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng điện toán hiệu năng cao (HPC) đang ngày càng mở rộng. Thiếu đi nhiều công nghệ phù hợp, Châu Âu đang phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn chip “ngoại lai” – được phát triển tại Mỹ và gia công tại Châu Á.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của công nghệ bán dẫn, giới chức Châu Âu mới đây cũng đã lập ra các uỷ ban về Sáng kiến Vi xử lý và Sáng kiến HPC khu vực. Và để có thể hỗ trợ cả hai tổ chức trên, Châu Âu sẽ cần có một ngành công nghiệp bán dẫn riêng với chất lượng đủ cao. Khu vực này đang hướng tới mục tiêu sản xuất 20% sản lượng chip toàn cầu trong tương lai, vượt trên con số 10% đang có lúc này.
Năm ngoái, 17 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ký tên vào tuyên bố phát triển vi xử lý thế hệ mới cũng như các công nghệ cần thiết để chế tạo chúng. Theo EE Times, tổ chức sẽ đầu tư 145 tỉ USD vào để thúc đẩy phát triển và hợp tác giữa các quốc gia. Dự kiến vào cuối Quý I/2021, một liên minh về vi điện tử tại Châu Âu sẽ được thành lập; bao gồm sự tham gia của nhiều đơn vị lớn trong mảng sản xuất chip, xe, dược phẩm, viễn thông cũng như chế tạo các thiết bị công nghệ cao khác.
Nỗ lực bắt kịp Châu Á trên mặt trận sản xuất
Hiện tại, Châu Âu đang có nhiều cách để có thể bắt kịp Hàn Quốc (sở hữu Samsung Foundry) hay Đài Loan (sở hữu TSMC) trong lĩnh vực sản xuất. Phương pháp đầu tiên có thể tính tới là hợp nhất các đơn vị sản xuất trong khu vực, cấp kinh phí để họ phát triển công nghệ cũng như để xây dựng các nhà máy chất lượng cao ngay tại Châu Âu. Còn về phương pháp thứ hai, đó chính là mời chính những Samsung Foundires hay TSMC tới đầu tư cơ sở vật chất tại Châu Âu. Cả hai kế hoạch nhìn chung đều không dễ thực hiện, chưa kể tới chuyện triển khai chúng trong một lộ trình đủ dài.
Nhưng nếu phải chọn, phương án thứ hai vẫn sẽ là có lợi hơn cho Châu Âu vì một số lý do. Thứ nhất là về mặt R&D, cả GlobalFoundries lẫn STMicro hợp lại lúc này cũng rất khó để theo kịp Samsung Foundry hay TSMC trong tương lai gần. Vậy nên nếu có thể, việc mời được các ông lớn tới sẽ rút ngắn đáng kể thời gian tiến đến mục tiêu dành cho Châu Âu.
Thứ hai, không nhiều đơn vị thiết kế chip trong khu vực đang có đủ nhu cầu về kỹ thuật / sản lượng để cần đến những tiến trình hiện đại hay các nhà máy fab tân tiến – những nơi cần phải hoạt động hết công suất nhằm phục vụ mục tiêu sinh lời. Vốn dĩ vì lúc này, các ông lớn trong lĩnh vực tự động đang ưa chuộng chip từ những đơn vị hàng đầu. thể hiện ở việc Daimler, Volkswagen, v.v.. của mảng xe tự hành từng phàn nàn về việc không mua được đủ chip từ TSMC. Việc thiếu hụt chip đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành xe tự hành nói riêng và kinh tế Châu Âu nói chung, do lĩnh vực này cũng tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục ngàn nhân công khu vực.
Cuối cùng, các nhà máy sản xuất bán dẫn trên thực tế sẽ cần được nâng cấp thường xuyên, qua đó có thể duy trì và theo kịp sự phát triển của công nghệ. Điều này cũng đồng nghĩa với sự cần thiết của hai yếu tố: Kinh phí xây dựng và nhu cầu thường xuyên dành cho bóng bán dẫn tân tiến. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng lợi ích để lôi kéo các đơn vị bán dẫn lớn tới sẽ là không đủ dành cho Châu Âu. Để việc sản xuất chip có thể khả thi tại Châu Âu, ngành công nghiệp bán dẫn nơi đây sẽ cần có đủ cả hai yếu tố: Quy trình sản xuất hiện đại và nhu cầu thị trường lớn.
Các đơn vị lớn cũng muốn giảm thiểu rủi ro cho mình
Theo những báo cáo mới nhất từ DigiTimes, TSMC đang nghiêm túc cân nhắc về việc xây nhà máy tại Châu Âu. Lý do là đề đề phòng những ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị, yếu tố có thể khiến đơn vị Đài Loan mất đi các đối tác trên thế giới. Với Samsung Foundries, những điều tương tự rất có thể cũng đang được tính tới.
Khi được Bloomberg hỏi về việc hợp tác với Châu Âu, phát ngôn viên của TSMC là Nina Kao đã chia sẻ:
“Về việc chọn lựa địa điểm đặt nhà máy mới, chúng tôi sẽ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố - trong đó bao gồm cả vấn đề về đối tác. TSMC đang xem xét mọi khả năng có thể, nhưng chúng tôi cũng chưa có kế hoạch cụ thể nào ở thời điểm hiện tại.”
Thế giới đi lên theo hướng toàn cầu hoá, mọi thứ đều có thể xảy ra
Mặc dù việc đưa các dây chuyền sản xuất tân tiến tới Châu Âu có thể tạo ra các vấn đề về chính trị, nhưng thực tế là thế giới đang trở nên toàn cầu hoá tới mức không một (khối) quốc gia nào có thể hoàn toàn tự chủ trong ngành công nghiệp chip.
Để có thể hoạt động; một nhà máy fab hiện đại ngày nay sẽ cần công cụ từ Châu Âu và Mỹ, hoá chất tinh khiết từ Nhật cùng các tầm wafer từ Châu Á hoặc Châu Âu. Quá trình sản xuất thì chủ yếu thuộc về các nước Châu Á; thể hiện ở các công đoạn chia nhỏ wafer cũng như kiểm tra, đóng gói die. Sau khi sản xuất thì chip cũng sẽ cần lắp vào các sản phẩm công nghệ; và thường hoạt động này sẽ được diễn ra tại Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Và cuối cùng thì những thiết bị đó sẽ chạy hệ điều hành tới từ các công ty phần mềm tại Mỹ.
Nhìn chung, mặc dù chủ quyền kỹ thuật số thường sẽ bao gồm các sản phẩm chip được sản xuất trong khu vực, nhưng hiện tại nó không chỉ giới hạn ở sản xuất bán dẫn và có liên quan tới nhiều thành phần khác – vốn được cung cấp từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Theo Tom’s Hardware