"Cơn khát chip" toàn cầu đang dần được khắc phục bằng những động thái tích cực
- Ổ cứng trên thế giới đã đồng loạt "bốc hơi", còn Việt Nam thì sao?
- TSMC và Intel nói về chiến tranh Trung – Đài: Khi chip cũng quý không thua dầu mỏ
Các nhà sản xuất chip xử lý đang đau đầu trong việc tìm cách để giảm bớt áp lực về tình trạng khan hiếm tấm bán dẫn. Họ đang phải đầu tư nhiều thậm chí là rất nhiều tiền để có thể đáp ứng kịp nhu cầu khổng lồ đang đè nặng lên toàn thế giới.
Mới đây, công ty bán dẫn có trụ sở tại Đài Loan TSMC đang có kế hoạch xây dựng thêm 6 nhà máy sản xuất chip đặt tại Arizona của Mỹ. Đây là một trong những động thái vô cùng tích cực để đẩy lùi cơn khát chip.
Theo như kế hoạch, TSMC đã chi 12 tỷ đô la để xây dựng các nhà máy. Sau khi hoàn thành, các nhà máy này dự kiến sẽ sản xuất được 20.000 tấm bán dẫn mỗi tháng dựa trên quy trình 5nm, đồng thời tạo ra 1.600 cơ hội việc làm công nghệ cao cho các nhân công. Như vậy cùng một lúc, TSMC đã giải quyết được hai vấn đề cấp bách, đều là những hệ quả của đại dịch COVID vừa qua.
Việc xây dựng 6 nhà máy bán dẫn này có thể mất tới 3 năm, nhà máy đầu tiên sẽ bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2024. Đây sẽ là khoảng thời gian khá lâu để có thể phục hồi thị trường. Tuy nhiên, vẫn chưa biết tình trạng “loạn lạc” này bao giờ mới kết thúc, thế nên những động thái này có còn hơn không.
Nhiều khả năng, chính quyền Biden đang tạo ra những cơ hội rộng mở cho các công ty trong và ngoài nước, để đáp lại lời “cầu cứu” đến từ Intel, Qualcomm, Micron và AMD về việc chính quyền cần phải đưa ra những chính sách hậu thuẫn giúp giải quyết tình trạng thiếu chip toàn cầu. Trước đó, TSMC cũng đã kêu gọi chính phủ Mỹ bù đắp về chênh lệch cho chi phí chế tạo giữa Mỹ và Đài Loan. Một yếu tố tiềm năng khác nữa, là thực tế TSMC cũng có kế hoạch gia công chip xử lý cho chính Intel.
Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ sớm thấy được sự bình ổn trở lại của thị trường công nghệ điện tử khi mà hầu hết các vấn đề về thiếu hụt linh kiện dần được giải quyết.
Tham khảo: Techspot