TSMC và Intel nói về chiến tranh Trung – Đài: Khi chip cũng quý không thua dầu mỏ

Công Minh
3 năm trước
Cập nhật 3 năm trước
"Trước kia chúng ta có dầu mỏ là tài nguyên quý giá, giờ thì tôi tin chip cũng đang có vai trò không hề kém cạnh,” Pat Gelsinger chia sẻ.

Mới đây, Chủ tích của Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (hay TSMC) là Mark Liu đã bày tỏ một số quan điểm về việc, liệu có hay không câu chuyện chiến tranh Trung Quốc – Đài Loan do tầm quan trọng của chính công ty mà ông sở hữu. Đây đang là một trong những chủ đề nóng nhất thế giới công nghệ khi trong thời gian qua, việc tiếp xúc các công nghệ mới Trung Quốc đang bị hạn chế rất nhiều bởi Bộ Thương mại Hoa Kỳ vì các vấn đề liên quan tới an ninh. Một số cái tên bị ảnh hưởng có thể kể đến Huawei Technologies Ltd. xùng một số đơn vị khác liên quan đến quân đội Trung Quốc. 

Với việc Bắc Kinh đang phải làm mọi cách để cải thiện công nghệ và năng suất để tự cung tự cấp chip, nhiều bên đã bày tỏ lo ngại về xung đột (có thể là vũ trang) giữa Trung Quốc và Đài Loan. CBS News tuần qua đã được dịp phỏng vấn cả Mark Liu và Pat Gelsinger – Giám đốc Điều hành của Intel, và hãy cùng xem họ nghĩ gì về thực tế đang diễn ra giữa TSMC, Trung Quốc và Mỹ nhé. 

Chủ tịch TSMC: Xung đột tại Đài Loan sẽ đi ngược với lợi ích của tất cả quốc gia 

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, CEO của CBS News là Lesley Stahl đã đề cập đến một số vấn đề quan trọng mà ngành công nghiệp bán dẫn đang phải đối mặt. Sự thiếu hụt chip vốn đang làm khó các nhà sản xuất ô tô, khả năng cạnh tranh toàn cầu của TSMC cũng như căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - với Đài Loan đang nằm ở giữa.  

Theo chủ tịch Liu, bất kỳ cuộc xung đột nào diễn ra lúc này tại Đài Loan đều sẽ đi ngược với lợi ích của tất cả quốc gia trên thế giới. Khi được hỏi về ý nghĩa của thuật ngữ “Lá chắn Silicon” vốn được dùng để chỉ ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan, ông trả lời:  

“Điều đó có nghĩa là cả thế giới lúc này sẽ cần đến sự hỗ trợ của ngành công nghiệp bán dẫn tân tiến của Đài Loan. Vì vậy, không ai muốn chiến tranh sẽ diễn ra ở khu vực này, khi nó có thể đi ngược lại lợi ích của tất cả các bên.” 

Thật vậy, các đơn vị như TSMC trong khoảng một năm trở lại đã đóng vai trò quan trọng với hàng loạt lĩnh vực trên thế giới. Chip cho smartphone, PC hay thậm chí là xe tự hành hiện tại đều có dấu ấn không nhỏ từ khu vực này. Thậm chí có những thời điểm, chính phủ Đài Loan cũng đã phải tác động tới các nhà máy trước yêu cầu về chip quá lớn tới từ nhiều quốc gia. 

Khi được hỏi về việc liệu lĩnh vực chip nhớ có đảm bảo được an toàn cho Đài Loan hay không, ông Liu trả lời ngắn gọn: 

“Thật khó để đưa ra câu trả lời cho việc này, nhất là trong thời điểm thế giới đang thay đổi liên tục như hiện tại. Không ai muốn chiến tranh xảy ra, và tôi cũng vậy. Hi vọng tất cả sẽ ổn.” 

Khi chip cũng quý không thua dầu mỏ

Khi được hỏi về tầm quan trọng của Trung Quốc dưới vai trò khách hàng cũng như quốc gia tiêu dùng vật liệu bán dẫn, Giám đốc Điều hành của Intel là Pat Gelsinger chia sẻ khá nhiều về quan điểm của mình: 

“Dưới vai trò khách hàng, Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất mà Intel đang hợp tác – với việc đóng góp hơn 25% doanh thu của công ty hiện tại. Bán dẫn hay chip có lẽ vẫn sẽ là lĩnh vực có sức nặng trong thời gian tới, và chính vì vậy nó cần phải được định hướng một cách cẩn thận. Vì khi mà một quốc gia mất kiểm soát chỉ vì những thành phần nhỏ nhưng quan trọng như chất bán dẫn, những động thái cực đoan sẽ tất yếu diễn ra. 

Và nếu Trung Quốc có động thái đối đầu với Đài Loan chỉ vì miếng mồi mang tên TSMC, khả năng cao Mỹ sẽ phải bảo vệ khu vực này như những gì đã làm với Kuwait cách đây 30 năm. Trước kia chúng ta có dầu mỏ là tài nguyên quý giá, giờ thì tôi tin chip cũng đang có vai trò không hề kém cạnh.” 

Chủ tịch của TSMC cũng tin rằng, hệ thống nhà máy của công ty sẽ đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chip dành cho xe tự hành vào cuối Tháng 6 này. Tuy vậy, ông cũng lưu ý rằng vì sự phức tạp của chuỗi cung ứng, sẽ cần vài tháng nữa trước khi các công ty xe có thể sử dụng thành phẩm. 

Ngay với các doanh nghiệp lớn như Ford và Tesla, quá trình chế tạo của họ cũng đã phải chững lại trong thời gian qua do thiếu hụt về nguồn cung vật liệu – cũng là hệ quả do COVID-19 gây ra với các nhà máy sản xuất chip. Khi nhu cầu về phương tiện giao thông tăng mạnh do sự phục hồi của Trung Quốc trước dịch bệnh, các công ty cũng vì vậy mà phải tăng số lượng fab đặt hàng lên cao. Cùng lúc đó, nhu cầu cần tới chip cũng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết, và TSMC đã phải cố gắng tối ưu hoá hết mức để “hạ nhiệt” càng nhiều lĩnh vực càng tốt. 

Có thể thấy, việc sở hữu quá nhiều khả năng (tối ưu dây chuyền, công nghệ, năng suất hay quan hệ với các đối tác) đang ngày càng biến các nhà máy Đài Loan trở nên “ngon mắt” hơn đối với Đại Lục. Với việc căng thẳng Mỹ - Trung sẽ khó kết thúc trong tương lai gần, sẽ không dễ để quốc gia này có thể sống sót nếu không có một nguồn cung công nghệ đảm bảo. Khi đó, một dây chuyền như TSMC chắc chắn sẽ cởi bỏ nhiều nút thắt với Trung Quốc: Vừa giải quyết được vấn đề “tự cung tự cấp”, vừa giúp Đai Lục nâng cao tầm quan trọng về công nghệ trên trường quốc tế. 

Theo Wccftech

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập