Google Pixel 6 series sẽ sử dụng SoC cây nhà lá vườn

Mạnh Hà
2 năm trước
Cập nhật 2 năm trước
Theo nhiều nguồn tin thân cận, dòng sản phẩm Google Pixel 6 chuẩn bị được ra mắt sẽ sử dụng silicon nội bộ của Google có tên mã là Whitechapel.

Cũng theo thông tin mà Notebookcheck có được, hai mẫu smartphone cao cấp nhất của Google sẽ có tên mã lần lượt là ‘Raven’ và ‘Oriole’. Thực chất, những thông tin như trên đã có mặt trên hầu hết tất cả các trang tin lớn nhỏ trên toàn thế giới vào năm ngoái. Tên mã của con SoC cây nhà lá vườn này có tên gọi chính xác là ‘GS101’ Whitechapel, trong đó GS là viết tắt của cụm từ Google Silicon.

Cả ‘Raven’ và ‘Oriole’ đều sẽ được ra mắt vào mùa thu năm nay. Giới thạo tin cho rằng nếu xét riêng về mặt hiệu suất, SoC “in-house” của Google sẽ không thể có sức mạnh ngang ngửa được với những mẫu Qualcomm Snapdragon 888 hay Exynos 2100 được. Nhưng nếu xét về yếu tố cân bằng tổng thể, mẫu SoC này sẽ đem lại hiệu suất hoạt động ổn định và tối ưu trong thời gian dài, đúng với tinh thần trên những chiếc smartphone của Google từ trước đến nay: “Cấu hình không nổi trội nhưng luôn ổn định và mượt mà”.

Đây cũng có thể là chiêu bài của Google để chống lại sự bành trướng đến từ các ông lớn như Samsung và Apple, cụ thể hơn là những con chip A series hay Exynos series. Ông trùm di động xứ Hàn được cho là đang phát triển SoC trên tiến trình 5nm, chạy trên hai nhân Cortex-A78, hai nhân Cortex-A76 và 4 nhân Cortex-A55, cùng với một GPU có tới 20 nhân nhưng “chưa được đặt tên”. Nghe đến đây thôi là chúng ta đã có thể hiểu rằng Samsung đang đặt nhiều kỳ vọng vào sức mạnh của thế hệ Exynos mới đến như thế nào. 

Về A15 Bionic đến từ nhà Táo: Đây sẽ là thế hệ chip di động đầu tiên được sản xuất trên tiến trình 5nm+ đến từ TSMC, được công ty này gọi là N5P. Quy trình này là phiên bản nâng cao hiệu suất của tiến trình 5nm hiện tại, được nhà sản xuất Đài Loan tuyên bố là sẽ giúp cải thiện hiệu suất hoạt động và tiết kiệm năng lượng lên tới 40% so với thế hệ tiền nhiệm. Thế hệ kế nhiệm của A15 sẽ là A16, rất có thể ra mắt vào năm 2022, được sản xuất trên quy trình 4 nm của TSMC.

Có vẻ như Apple muốn tiên phong trong những đổi mới và thúc đẩy ranh giới về hiệu suất cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả – điều này không chỉ giới hạn ở chip điện thoại thông minh. Do TSMC cũng đứng ra sản xuất chip M1 mới ra mắt của Apple, nên tiến bộ trong quá trình này sẽ mở rộng sang các chip Apple Silicon trong tương lai.

Ngoài quy trình 5nm, các nhà sản xuất trên cũng đã bắt đầu khởi chạy quy trình 3nm và 2nm, dự kiến sẽ bắt đầu được sản xuất đại trà vào năm 2025. Đó là tất cả những lý do để mình có thể đưa ra nhận định rằng ‘GS101’ Whitechapel sẽ là bước đi đầu tiên để Google chống lại sự bành trướng từ các đối thủ sừng sỏ trên trường smartphone đang quá đỗi khốc liệt như hiện nay. 

Thảo luận
Tham gia thảo luận văn minh cùng anh em ThinkView
Đăng nhập