Starlink sẽ có mặt tại Việt Nam vào năm 2022 tới?
- VinFast sẽ làm xe bán tải trong thời gian tới?
- Google xoá 3 tỷ quảng cáo sai phạm, nhưng vẫn chưa có động thái trị "nhà tôi 3 đời..."
Cụ thể, dịch vụ Internet “giá rẻ” của tỷ phú Elon Musk đã cho phép người Việt chúng ta order trước, tuy nhiên, phải đến đầu năm 2022, những người đăng ký đầu tiên tại thị trường nước ta mới chính thức được sử dụng dịch vụ này. “Starlink is targeting coverage in your area in 2022. Orders will be fulfilled on a first-come, first-served basis” là dòng trạng thái đầu tiên khi anh em click vào link order.
Hà Nội và một số tỉnh thành nhất định cũng đã có mặt trong trang order của Starlink. Điển hình như “Đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội”, “Sư Vạn Hạnh, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng” hay “Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”,...
Đến đây, nhiều anh em sẽ thắc mắc dịch vụ “Internet không gian” Starlink là gì thì mình có thể giải thích một cách dễ hiểu nhất như thế này: Nhiều dữ liệu mà chúng ta gửi đi hàng ngày được truyền tải thông qua sợi cáp quang. Tuy nhiên, chi phí cho sợi cáp quang khá đắt, trong khi đường truyền lại chập chờn ở những khu vực hẻo lánh. Starlink là một kế hoạch của SpaceX để đưa 12.000 vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất và chúng sẽ cung cấp cho người dùng quyền truy cập internet tốc độ cao, độ trễ thấp, giá rẻ cho bất kỳ ai ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh.
Mỗi vệ tinh sẽ “nói chuyện” với bốn người khác bằng cách sử dụng tia laser khi chúng liên tục quay quanh Trái đất, cùng nhau tạo ra một mạng lưới kết nối băng thông rộng, nhanh như tốc độ ánh sáng bao quanh hành tinh mọi lúc và cho mọi địa điểm. Để chiếu chùm kết nối lên bề mặt, một mạng lưới lớn các trạm trên mặt đất cũng sẽ cần thiết. Vì vậy, mặc dù 12.000 vệ tinh nghe có vẻ rất nhiều, nhưng đó chỉ là một phần cơ sở hạ tầng mà SpaceX sẽ phải xây dựng.
Starlink sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, nhưng mục tiêu cuối cùng là có khoảng 8.000 vệ tinh quay quanh hành tinh chỉ cách 500km so với hành tinh và 4.000 còn lại quay quanh cao hơn nhiều, khoảng 1.200km. Và nếu SpaceX nói chung và Starlink nói riêng có thể cung cấp tốc độ 10Gbps cho mọi người trên hành tinh và cắt xén các mạng trên đất liền, thì nó có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất. Thêm vào đó, thực tế là 50% con người vẫn không có quyền truy cập Internet và bạn bắt đầu thấy tại sao SpaceX lại quan tâm đến việc tận dụng tối đa khả năng phóng tên lửa của chính mình.
Mặc dù việc xây dựng Starlink có thể tiêu tốn hơn 10 tỷ đô la Mỹ, nhưng có bằng chứng cho thấy SpaceX kỳ vọng Starlink có thể kiếm được 30 tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào năm 2025 . Thành công của Starlink có thể là mấu chốt cho kế hoạch lên sao Hỏa của Elon Musk.
Tuy nhiên, khi mình bấm vào trang order, mức giá cho một tháng sử dụng dịch vụ “Internet không gian” này lên tới 99 USD/tháng, nếu xét riêng tại thị trường non trẻ của chúng ta, mức giá để “hòa mạng” này đang là quá đắt với một người sử dụng cơ bản. Ví dụ điển hình nhất, đối với nhà mạng Viettel, 185.000 VNĐ/tháng là anh em có thể có được mạng cáp quang với tốc độ “ổn áp”, gói Super Net 5 cho cá nhân cũng chỉ 500.000 VNĐ/tháng và chỉ mất tầm khoảng 200.000 VNĐ/ tháng là anh em có thể bật 4G thả ga cả ngày trên điện thoại rồi. Nếu xét về mức giá, 99 USD/ tháng cho một gói cước cá nhân là quá đắt, độ ổn định thì vẫn chưa được kiểm chứng nên anh em là muốn trải nghiệm thì cứ đăng ký thôi, chứ gần 2.300.000 VNĐ để vào “hoà mạng cá nhân” thì mình chịu thôi! Chưa kể phải đặt thiết bị thu sóng đâu đó 199USD nữa thì phải!